Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Ở Vùng Đất Ngập Mặn

Chăn Nuôi Ở Vùng Đất Ngập Mặn
Ngày đăng: 07/07/2014

Đầu năm 2013, khi anh Lê Văn Tân mới đến lập trang trại tổng hợp ở thôn Đông Hà, xã Tân Lập, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh), có nhiều người ái ngại cho anh bởi đây là vùng đất “trồng lúa, lúa chết, trồng khoai, khoai ủng”, ai lại dại mang hàng trăm triệu đồng mà đổ vào đây đầu tư bao giờ, rồi cũng đến ngày bỏ đất mà đi thôi…

Trang trại của anh Tân là vùng đất nhiễm mặn giáp khu vực bãi triều, khu đất này thường xuyên bị ngập mặn, ảnh hưởng đến vài chục ha trồng lúa, năng suất thấp, thậm chí mất mùa, dẫn đến nhiều thửa ruộng bị bỏ hoang. Ban đầu, có nhiều người khuyên anh Tân, nên đào đầm nuôi tôm.

Nhưng anh Tân nhìn chất đất bạc màu, không có nguồn dinh dưỡng từ đất để tạo thức ăn tự nhiên cho tôm, nếu nuôi tôm ở đây, thì con tôm phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn công nghiệp, như thế tôm sẽ chậm lớn và dễ mắc dịch bệnh.

Sau nhiều ngày suy nghĩ tính toán, anh Tân quyết định mở trang trại tổng hợp chăn nuôi lợn, gà trên diện tích 2,2ha. Anh quy hoạch khu đất cao, diện tích gần 1.500m2 để xây dãy chuồng và luôn nuôi duy trì khoảng 100 con lợn. Vào mùa mưa bão, nước biển tràn vào trang trại, ngập cao hơn mức bình thường khoảng 1m.

Từ thực tế đó, anh Tân đưa ra hướng xuất bán lợn trước mùa mưa, rồi lợi dụng luôn việc nước biển lên cao ngâm chuồng, do nước mặn nhiều muối có tính sát trùng tốt làm vệ sinh sạch chuồng trại, tránh được nhiều dịch bệnh. Anh Tân bảo: “Vào những dịp dịch bệnh “lở mồm, long móng” hoành hành ở một số nơi, nhưng lợn nuôi ở trang trại của tôi vẫn khoẻ mạnh như thường”. Khởi nghiệp đầu năm, đến cuối năm 2013, chỉ riêng nuôi lợn anh thu lãi khoảng 140 triệu đồng.

Từ nguồn chất thải của lợn, anh xây 10 bể bioga để tạo nguồn khí đốt nấu cám chăn nuôi lợn, ngan, vịt, nguồn nhiệt sưởi ấm cho vật nuôi vào mùa đông.

Diện tích còn lại, anh Tân quy hoạch ao (diện tích khoảng 5.000m2) nuôi cá vược và cá rô phi lai từ đầu tháng 3 năm nay, theo đánh giá của anh, thì cá hợp với môi trường nước lợ, đang phát triển tốt, chắc chắn sẽ mang lại nguồn thu không nhỏ. Trên bờ ao, anh nuôi gần 1.000 con vịt, vài trăm con ngan. Vịt, ngan bơi lội ăn tôm, tép ở nước nhiễm mặn, hàng ngày đẻ từ 400-500 quả trứng.

Anh cho biết, do vịt, ngan ăn đồ biển nên hương vị của trứng đậm hơn, lòng đào nhiều hơn so với chăn nuôi trên bờ; đặc biệt do sống ở môi trường nhiễm mặn nên chúng có sức đề kháng dịch bệnh tốt hơn. Hàng năm từ chăn nuôi ngan, vịt mang lại cho anh Tân khoản lãi hơn trăm triệu đồng.

Tân Lập có nhiều vùng đất nhiễm mặn, nhất là khu vực thôn Đông Hà không phù hợp với phát triển các mô hình trồng lúa, nuôi tôm; bị nước mặn xâm nhập, nhưng người dân không chủ động điều chỉnh được nguồn nước, bởi cửa đê nằm ở xã khác (thôn Xóm Giáo, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà)…

Vì thế, trang trại chăn nuôi trên vùng đất ngập mặn của anh Tân là một trong các mô hình điểm mà xã Tân Lập đang vận động các hộ gia đình trên địa bàn, nhất là các hộ có trang trại phát triển theo hướng này.


Có thể bạn quan tâm

Thiệt Hại Hàng Trăm Triệu Đồng Vì Cá Bị Ghẻ Lở Thiệt Hại Hàng Trăm Triệu Đồng Vì Cá Bị Ghẻ Lở

Gần một tháng nay, hàng chục hộ nuôi cá lóc đầu vuông trong vèo ở xã Phước Chỉ (Trảng Bàng - Tây Ninh) lao đao vì cá bị ghẻ lở mà chưa rõ nguyên nhân.

04/03/2014
Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Của Ông Phượng Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Của Ông Phượng

Ông Trần Phượng ở xóm Tân Hương 2, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đến với nghề nuôi ong là một sự tình cờ và gắn bó với nó. Nhưng cái duyên đó bắt đầu từ việc làm quen, nuôi nhỏ lẻ 1-2 đàn đến ham thích nghề nuôi ong và chịu khó học hỏi, rút kinh nghiệm qua thực tế công việc, đã mang lại thu nhập cao cho gia đình.

04/03/2014
Không Nên Quay Lưng Với Gia Cầm Sạch Không Nên Quay Lưng Với Gia Cầm Sạch

Dịch cúm gia cầm xảy ra ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước làm người tiêu dùng e ngại sử dụng các sản phẩm gia cầm, khiến mặt hàng này bị giảm sức mua và rớt giá. Mặc dù Đà Nẵng chưa xuất hiện dịch nhưng những tiểu thương buôn bán mặt hàng này ở các chợ cũng đang thấp thỏm lo lắng khi sức tiêu thụ mỗi ngày giảm mạnh.

04/03/2014
“Thấp Thỏm” Với Việc Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm “Thấp Thỏm” Với Việc Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, dịch cúm gia cầm (CGC) A/H5N1 đã bùng phát tại huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè và nguy cơ lây lan trên diện rộng rất cao. Do đó, ngành chuyên môn, ngành chức năng của tỉnh đang theo dõi sát tình hình diễn biến của loại dịch bệnh hết sức nguy hiểm này để có giải pháp ứng phó kịp thời.

04/03/2014
Cần Tìm Đầu Ra Ổn Định Cho Nhím Cần Tìm Đầu Ra Ổn Định Cho Nhím

Buổi sáng, chỉ cần vệ sinh chuồng trại, đến khoảng 3 giờ chiều thì cho nhím ăn, mỗi ngày cho ăn một lần là đủ. Nhím thuộc loài gặm nhấm nên đa phần là ăn về đêm.

04/03/2014