Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đông Xuân (Hà Nội) Khởi Sắc Cùng Hoa Nhài

Đông Xuân (Hà Nội) Khởi Sắc Cùng Hoa Nhài
Ngày đăng: 14/06/2014

Những năm gần đây, nhờ phát triển mô hình trồng hoa nhài, đời sống của người dân xã Đông Xuân (huyện Sóc Sơn - Hà Nội) đã được cải thiện rõ rệt, góp phần hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Giá trị thu nhập cao

Đến Đông Xuân thời điểm này, người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cánh đồng ngập tràn màu trắng của hoa nhài. Dù thời tiết nắng nóng gay gắt nhưng do đang vào mùa cao điểm thu hoạch hoa nhài nên ngay từ đầu giờ chiều, cánh đồng mẫu lớn của xã Đông Xuân đã đông nghịt người.

Vừa thoăn thoắt hái từng búp nhài, chị Lê Thị Thủy (thôn Cả, xã Đông Xuân) vừa cho chúng tôi biết, thời gian thu hoạch hoa nhài kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 9, trong đó, tháng 6 là giai đoạn hoa nhài nở rộ. Bông nhài khi đã chớm nở phải thu hoạch ngay, không thể để tới ngày hôm sau vì hoa sẽ nở quá to, thương lái không thu mua. Chính vì vậy, các hộ đều phải tranh thủ hái cho bằng hết số nụ đơm bông trong ngày.

So với việc trồng lúa, cây nhài cho thu nhập cao hơn nhiều, dù việc chăm sóc có phần vất vả hơn. Trời rét, hoa nở muộn, nếu gặp trời mưa, hoa rất dễ hỏng. Trong suốt quá trình cây đơm hoa, người trồng hoa phải thường xuyên tỉa lá, bón phân, phun thuốc diệt trừ các loại sâu bệnh như sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ cánh cứng… Nếu được chăm sóc tốt, một sào trồng nhài có thể cho thu hoạch 400 kg hoa/vụ, trừ chi phí có thể thu lời hàng chục triệu đồng.

Ông Trần Văn Chắt - Trưởng thôn Bến (xã Đông Xuân) chia sẻ, hiện cả thôn có khoảng 17ha đất trồng nhài (chiếm hơn 1/3 tổng diện tích trồng nhài của toàn xã). Thôn có khoảng 350 hộ thì hơn 95% làm nghề trồng nhài. Nếu trước đây, người dân chỉ biết trông vào cây lúa, một năm hai vụ với thu nhập thấp thì trong vài năm trở lại đây, nhờ chuyển đổi sang trồng nhài lấy hoa, thu nhập của người dân đã tăng gấp 5 - 8 lần.

Tiếp tục nhân rộng

Ông Lê Văn Được - Chủ tịch UBND xã Đông Xuân cho biết, nhờ hiệu quả kinh tế cao nên hiện có tới trên 50% số hộ trong toàn xã tham gia trồng nhài. Nhờ cây nhài mà thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành tiêu chí về thu nhập trong xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Cụ thể, nếu như cách đây chừng 5 năm, thu nhập của người dân chỉ vào khoảng 18 triệu đồng/người/năm thì nay đã đạt trên 24,5 triệu đồng. Nhờ kinh tế được cải thiện nên việc huy động sức dân trong các phong trào đóng góp xây dựng nông thôn mới tại địa phương cũng thuận lợi hơn.

Mới đây, lãnh đạo xã đã thống nhất với các hộ dân về việc ký hợp đồng thu mua dài hạn với Hiệp hội Hoa nhài huyện Sóc Sơn. Theo đó, mức giá thu mua sẽ được duy trì ổn định, liên tục trong vòng 7 năm (từ năm 2014 - 2021) và không thấp hơn 35.000 đồng/kg, giúp người dân an tâm trong khâu tiêu thụ, từ đó có hướng đầu tư, phát triển cây nhài về lâu dài.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tân - Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn, toàn huyện có 126ha đất trồng nhài, trong đó xã Đông Xuân chiếm gần 1/2 tổng diện tích.

Nhận thức được vai trò của cây nhài trong nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua, Sóc Sơn đã tổ chức nhiều đợt tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây nhài và hỗ trợ người dân ở đầu ra cho sản phẩm. Huyện cũng đang có kế hoạch mở rộng diện tích trồng loại cây này ra các xã khác như Phù Lỗ, Xuân Giang, Bắc Phú…, phấn đấu tăng diện tích trồng nhài thêm từ 5 - 10ha/năm.


Có thể bạn quan tâm

Giá Nhiều Loại Thủy Sản Ở Mức Cao Giá Nhiều Loại Thủy Sản Ở Mức Cao

Dù đã bước vào mùa lũ nhưng do lượng thủy sản đánh bắt tự nhiên còn hạn chế, nguồn cung một số loại cá nuôi giảm so với trước nên giá nhiều loại thủy sản vẫn duy trì ở mức giá khá cao. Thậm chí, một số mặt hàng, như: cá lóc, lươn… tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước. Ngoài ra, gần đây giá các mặt hàng thịt heo, thịt gia cầm tiếp tục đứng ở mức cao cũng là nguyên nhân giá các loại thủy sản khó "hạ nhiệt".

25/09/2014
Nam Định Ứng Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Và Cơ Giới Hóa Trong Chăn Nuôi Nam Định Ứng Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Và Cơ Giới Hóa Trong Chăn Nuôi

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, các trang trại, gia trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

25/09/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Vịt Sinh Sản Và Ấp Nở Đảm Bảo An Ninh Sinh Học Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Vịt Sinh Sản Và Ấp Nở Đảm Bảo An Ninh Sinh Học

Nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi vịt đẻ giống an toàn sinh học (ATSH) và an ninh sinh học tại lò ấp, đã giúp chị Đoàn Thị Ngọc Bích ở Phường Tân Lộc, Quận Thốt nốt, thành phố Cần Thơ thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

25/09/2014
Đồng Nai Làm Cánh Đồng Mẫu Lớn Cho Cây Mía Đồng Nai Làm Cánh Đồng Mẫu Lớn Cho Cây Mía

Công ty cổ phần đường Biên Hòa đang xây dựng dự án cánh đồng lớn với cây mía tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Mục tiêu nhằm xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng trồng mía tập trung, ứng dụng cơ giới hóa để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất cho cây mía.

25/09/2014
Trồng Tiêu Xen Canh Trồng Tiêu Xen Canh

Huyện Phong Điền, TP Cần Thơ từ lâu đã nổi tiếng với nhiều loại cây trái đặc sản như: dâu, vú sữa, cam, quýt, sầu riêng… nay lại có thêm hồ tiêu, một loài dây leo tuy trồng xen canh với cây ăn trái nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, giúp bà con nông dân tăng thu nhập đáng kể.

25/09/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.