Nuôi Rắn Hổ Hèo Tạo Thu Nhập Ổn Định
Hộ chị Nguyễn Thanh Thúy ngụ ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò được biết đến với mô hình nuôi rắn hổ hèo hiệu quả. Hiện đàn rắn của gia đình chị có trên 80 con, trong đó có khoảng 60 con có trọng lượng hơn 1,5kg. Ngoài ra, chị còn đang dưỡng một số rắn nhỏ và ấp trứng rắn để bán.
Theo chị Thúy, hiện nay rắn hổ hèo loại 1,7 kg/con có giá 480.000 đồng/kg; loại 1,2kg/con có giá từ 380.000 - 400.000 đồng/kg và rắn con có giá 160.000 đồng/con. Chị Thúy cho biết thêm: “Nuôi rắn hổ hèo không khó, xây chuồng khoảng 0,8 - 1m để vệ sinh chuồng trại dễ dàng, thức ăn cho rắn chủ yếu là ếch, nhái, vịt con... Bình quân thu nhập từ nuôi rắn một năm đem lại lợi nhuận cho gia đình khoảng 40 triệu đồng.
Loài rắn hổ hèo hay còn gọi là rắn ráo trâu, long thừa... do có phẩm chất thịt ngon, bổ dưỡng, đặc biệt là có nhiều công dụng trong y học nên nhu cầu tiêu thụ loài rắn này trên thị trường khá lớn; chuồng trại nuôi rắn không chiếm nhiều diện tích, là loài ăn tạp nên rất dễ nuôi. Đây là mô hình chăn nuôi khá hấp dẫn, địa phương và ngành nông nghiệp nên có kế hoạch hỗ trợ người chăn nuôi về kỹ thuật để nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Một số nông dân ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đang tự mình xây dựng thương hiệu gạo sạch. Là những nông dân nhiều năm gắn bó với nghề trồng lúa, họ mong mỏi sẽ xây dựng được thương hiệu gạo sạch cho sản phẩm của mình.
Theo các chuyên gia ngành mía đường, tuy diện tích trồng mía mỗi năm một tăng, năng suất, chất lượng cây mía Việt Nam có được cải tiến nhưng còn chậm, dẫn đến năng lực cạnh tranh của ngành mía đường không cao.
Chúng tôi đến nhà ông Hoàng Văn Nga ở khóm Hải Hoà (thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh, Quảng Trị) đúng vào dịp ông đang tiến hành thu hoạch hồ tiêu.
Từ tháng 6.2013, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn thí điểm mô hình nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh thái. Ông Lê Thương, Trưởng phòng Thông tin - huấn luyện (Trung tâm KN-KN tỉnh) cho biết, đệm lót sinh thái trên nền chuồng chăn nuôi chủ yếu sử dụng mùn cưa hoặc trấu.
Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn có gene kháng stress đang là chủ trương tích cực của ngành chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là vùng ngoại thành, nhằm tiến tới xây dựng vùng chăn nuôi tập trung.