Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập Trung Chuyển Đổi Vườn Tạp, Vườn Kém Hiệu Quả

Tập Trung Chuyển Đổi Vườn Tạp, Vườn Kém Hiệu Quả
Ngày đăng: 07/11/2014

Những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, vườn tạp sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được người dân huyện Long Mỹ tích cực hưởng ứng. Điều này không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất mà còn giúp người dân nâng cao thu nhập, phát huy tối đa hiệu quả sản xuất trên cùng diện tích canh tác.

Nhiều năm trước, cuộc sống gia đình ông Lê Minh Út, ở ấp 8, xã Long Trị, gắn bó với cây lúa, cây quýt đường. Cách đây khoảng 10 năm, vườn quýt nhà ông bị sâu bệnh gây hại, nên ông đốn bỏ, chuyển sang trồng xoài, chuối, cây tạp lấy gỗ… Do đất đai không phù hợp, không có điều kiện chăm sóc, nên vườn cây không mang lại thu nhập cao cho gia đình, cuộc sống gia đình từ đó chỉ phụ thuộc vào diện tích sản xuất lúa còn lại.

Cách đây 3 năm, khi giá quýt đường tăng cao, ông Út quyết định đầu tư cải tạo lại vườn để trồng quýt và cam mật. Với diện tích hơn 2.000m2, ông Út trồng 100 gốc cam và đã cho thu hoạch lần đầu, 160 gốc quýt sắp cho thu hoạch trái chiếng. Mảnh vườn này đang hứa hẹn mang về cho gia đình ông nguồn thu nhập khá trong những năm tới.

Với vẻ mặt phấn khởi, ông Út chia sẻ: “Không chỉ riêng gia đình tôi mà hiện nhiều hộ dân khác trong ấp cũng bắt đầu cải tạo lại vườn tạp, vườn cây kém hiệu quả sang trồng quýt, cam. Tôi nghĩ việc chuyển đổi cây trồng phù hợp sẽ giúp chúng tôi nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thêm thu nhập”.

Theo Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ, cuối năm 2013, xã Long Trị có 57,38ha đất vườn tạp, vườn cây ăn trái kém hiệu quả. Đầu năm đến nay, địa phương đã vận động nhân dân cải tạo được khoảng 30ha, đối với diện tích còn lại, địa phương đang vận động người dân sớm chuyển đổi trong thời gian tới.

Gia đình ông Đỗ Văn Vỹ, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, là một trong những hộ tiên phong trong cải tạo vườn cây kém hiệu quả trên địa bàn ấp. Nhiều năm trước, hơn 1,3ha đất sản xuất của gia đình ông chỉ trồng tràm. Trung bình 3-4 năm thì vườn tràm mới cho thu nhập (30-40 triệu đồng/đợt).

Đầu năm nay, ông Vỹ phá bỏ tràm và đầu tư nâng liếp, làm đê bao để trồng thử nghiệm cam và mãng cầu Thái. Hiện tại, vườn cây của gia đình ông đang phát triển tốt. Ông Vỹ cho biết: “Đất đai vùng này còn hoang hóa, nhiễm phèn nặng nên trồng cây ăn trái rất khó. Mấy năm nay, nhà nước đầu tư mở đường, nạo vét kinh thủy lợi, xổ phèn, nên tôi mạnh dạn chuyển đổi sang lập vườn cây ăn trái, mong sớm cải thiện đời sống”.

Cũng theo ông Vỹ, trong quá trình cải tạo vườn, gia đình ông được Phòng Kinh tế huyện chọn làm điểm xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, được hỗ trợ 1.400 cây mãng cầu giống. Trong quá trình trồng, ông luôn được cán bộ hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật để chăm sóc cây trồng cho năng suất cao.

Ông Lê Hoàng Thái, Trưởng phòng Kinh tế huyện Long Mỹ, cho biết, việc vận động nhân dân cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả sang những loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường đã tạo được chuyển biến về nhận thức trong nông dân. Ngày càng có nhiều hộ dân chủ động cải tạo, chuyển đổi vườn kém hiệu quả để trồng những loại cây trồng mới, có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Để giúp người dân chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với định hướng phát triển chung của huyện, Phòng Kinh tế huyện đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng đề án Cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả huyện Long Mỹ giai đoạn 2014-2020. Các hộ dân có diện tích đất vườn tạp, vườn kém hiệu quả; các hộ thuộc xã điểm xây dựng nông thôn mới, xã đặc biệt khó khăn; hộ nghèo, cận nghèo… sẽ được tiếp cận nguồn vốn vay, hỗ trợ cây, con giống, vật tư nông nghiệp, xây dựng mô hình và tập huấn kỹ thuật để thực hiện. Tổng vốn đầu tư thực hiện đề án trên 61 tỉ đồng. Hiện tại, đề án đang được triển khai thực hiện tích cực.

Năm rồi, toàn huyện có 1.516ha đất vườn tạp, vườn cây ăn trái kém hiệu quả, trong đó, đất vườn tạp 803ha, vườn cây ăn trái kém hiệu quả 666ha, còn lại đất viên lang bãi bồi. Đầu năm đến nay, toàn huyện đã vận động nông dân cải tạo, chuyển đổi cây trồng có hiệu quả kinh tế cao được khoảng 520ha.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Rơm Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Rơm

Nhiều người nghĩ rằng trồng nấm rơm trên núi sẽ là một hướng đi khó khăn bởi xa nguồn nguyên liệu và đối mặt với sự chuyển biến phức tạp của thời tiết. Thế nhưng hướng đi táo bạo ấy của gia đình anh Lê Trọng Khánh - chị Trương Thị Ngọc Lài, ở thôn Tân Hữu, xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã thành công và mở ra một hướng làm kinh tế mới đầy hứa hẹn cho người dân nơi đây...

23/05/2013
Dừa Tươi Có Giá, Nông Dân Trồng Dừa Phấn Khởi Ở Trà Vinh Dừa Tươi Có Giá, Nông Dân Trồng Dừa Phấn Khởi Ở Trà Vinh

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, giá các loại trái cây có tính thanh nhiệt, giải khát tăng mạnh, đặc biệt là dừa tươi. Tại Trà Vinh, giá dừa tươi đã tăng gần gấp đôi so với cách đây vài tháng, nhà vườn rất phấn khởi.

23/05/2013
Chăn Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Ở Quảng Nam Chăn Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Ở Quảng Nam

Những năm gần đây, ở các địa phương ven đô TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đang phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi gà theo hướng nông trại với quy mô lớn. Tuy nhiên chất thải từ mô hình này gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Để giúp nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, khắc phục tình trạng ô nhiễm, tháng 6.2012 Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng mùn cưa hoặc vỏ trấu trên diện tích 450 m2 nền chuồng nuôi gà của 7 hộ chăn nuôi tại 3 xã Tam Thăng, Tam Ngọc và Tam Phú. Sau một thời gian lấy chế phẩm men (được làm từ chế phẩm BALASA No1 trộn bột ngô, nước cho vào túi hoặc thùng ủ từ 2 - 3 ngày) rải lên toàn bộ bề mặt đệm lót, phân gà thải ra không còn mùi hôi thối, hạn chế ruồi. Đặc biệt, mô hình này không cần phải thay đệm trong suốt quá trình chăn nuôi, giảm nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm đệm, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Ông Trương Minh Hạnh, chủ tr

09/02/2013
Cung Ứng 1,5 Triệu Con Cá Giống Cho Vụ Nuôi 2013 Ở Lào Cai Cung Ứng 1,5 Triệu Con Cá Giống Cho Vụ Nuôi 2013 Ở Lào Cai

Theo thông tin từ Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai, đến nay, các trại giống thủy sản trên địa bàn đã cung ứng khoảng hơn 1,5 triệu con cá giống cho các hộ nuôi, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

24/05/2013
Nuôi Gà Đẻ Trứng Phụ Thuộc Con Giống Doanh Nghiệp FDI Nuôi Gà Đẻ Trứng Phụ Thuộc Con Giống Doanh Nghiệp FDI

Tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, hầu hết người chăn nuôi gà đẻ trứng đang bị phụ thuộc vào con giống của một số doanh nghiệp FDI.

24/05/2013