Xuất khẩu rơm sang Nhật

Ngày 18/11, lãnh đạo Nông trường Sông Hậu, TP. Cần Thơ đã có buổi làm việc với Hiệp hội Xuất nhập khẩu thịt bò Nhật Bản (JBIX) về dự án hợp tác chế biến rơm xuất khẩu số lượng lớn từ miền Tây sang Nhật Bản làm thức ăn trong ngành chăn nuôi.
Phía JBIX cho biết, họ rất cần nguồn thức ăn chăn nuôi tốt, sạch cho gia súc, đặc biệt là cho đàn bò hơn 4,3 triệu con.
Trong đó, rơm là một trong những nguồn thức ăn được đặc biệt chú ý với nhu cầu khoảng 220.000 tấn/năm (đã qua chế biến).
Với dự án này, JBIX sẽ cung cấp nguồn vốn, máy móc thiết bị cho bên Việt Nam, đồng thời đưa người sang Nông trường Sông Hậu hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo công nhân.
Ông Nguyễn Thanh Phú, Giám đốc Nông trường Sông Hậu cho hay, nếu không có gì thay đổi thì ngay sau vụ Đông Xuân 2015-2016, những tấn rơm đầu tiên đã qua chế biến sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản.
Việc tận dụng nguồn nguyên liệu này sẽ giúp sinh lợi cho người nông dân và giảm thiểu tình trạng đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường.
Related news

Sinh ra ở vùng quê Lĩnh Nam, Hoàng Mai - nơi có truyền thống trồng rau của Hà Nội, nhưng anh Lê Hồng Ngọc (sinh năm 1980) lại chọn cho mình hướng đi riêng, đó là trồng cây ăn quả.

Năm 2013, huyện Phú Lương có kế hoạch trồng mới và trồng lại 200 ha chè. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai sớm việc đăng ký lấy cây giống và chuẩn bị tốt diện tích đất trồng.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố mức áp thuế chống trợ cấp đối với con tôm Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ chịu mức thuế chung là 4,52%. Hệ lụy của việc áp thuế này, vựa tôm sú ĐBSCL sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn và thách thức mới.

Sản phẩm cá tra xuất khẩu đã rơi vào tình trạng thừa, thị trường xuất khẩu khó khăn vì rào cản thương mại, kỹ thuật. Làm gì để phát triển bền vững ngành cá tra là vấn đề một lần nữa được đặt ra tại Hội nghị Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL ngày 21-8, tại TP Cần Thơ. Dịp này, Tổng Cục thủy sản trình bày Dự thảo về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và lấy ý kiến đóng góp từ các DN.

Do diện tích đất trồng cỏ bị thu hẹp, nhiều người dân ở xã Dương Hoà (Thừa Thiên Huế) nuôi trâu, bò bằng cách chăn thả rong trong rừng, thỉnh thoảng mới vào kiểm kê và thăm nom. Nắm được quy luật này, bọn trộm trâu đã ra tay khiến người dân thiệt hại hàng trăm triệu đồng.