Xuất khẩu Quảng Ngãi hướng đến mục tiêu 1 tỷ USD
Trong bối cảnh đó, dưới sự quan tâm của tỉnh, doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu giữ vững sản xuất, mở rộng thị trường và đạt được nhiều thành quả quan trọng.
Bước tiến mới
Theo báo cáo của tỉnh, giá trị xuất khẩu năm 2015 của Quảng Ngãi đạt 545 triệu USD.
Ngoài sự đóng góp to lớn của Doosan Vina vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh còn có các sản phẩm truyền thống như đường RS, tinh bột mì, gỗ dăm, nước khoáng, may mặc, linh kiện điện tử...
Trong đó, chỉ tính riêng sản phẩm gỗ dăm, 9 tháng năm 2015, sản lượng gỗ khai thác phục vụ xuất khẩu ước đạt gần 516.000m3, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm 2014.
Sản phẩm tinh bột mì sản xuấ,t xuất khẩu từ đầu năm 2015 đến nay đạt gần 100.000 tấn, trong đó vụ từ cuối tháng 8.2015 đến nay đạt gần 40.000 tấn.
Thị trường xuất khẩu truyền thống của hai sản phẩm gỗ dăm và tinh bột mì của tỉnh chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan.
Gần đây, thị trường gỗ dăm được mở rộng sang Nhật Bản và tinh bột mì đang tiến sang thị trường Hàn Quốc.
Tàu chờ nhận hàng tại cụm cảng Dung Quất.
Những năm qua, với nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển công nghiệp xuất khẩu đã tạo động lực cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này hoạt động hiệu quả hơn, vừa tăng doanh thu, vừa tạo việc làm cho người lao động địa phương.
Đơn cử như đối với Doosan Vina, ngay chân nhà máy sản xuất, được tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện xây dựng cảng xuất sản phẩm.
Hiện tại cảng xuất sản phẩm của nhà máy này là 1 trong 4 cảng thuộc cụm cảng nước sâu Dung Quất phục vụ hoạt động xuất hàng đi các nước đối tác.
Hiện nay, mỗi năm cụm cảng nước sâu Dung Quất gồm PTSC, Gemadept, Marina đón hàng nghìn lượt tàu, trong đó có những con tàu trọng tải hơn 100.000 tấn.
Ngoài ra, 5 cầu cảng và phao xuất sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất luôn ổn định hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhập hàng, xuất hàng của nhà máy.
Từ những kết quả đạt được, Quảng Ngãi xác định giai đoạn 2015 – 2020, kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 1 tỷ USD.
Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu
Để đạt mục tiêu xuất khẩu đạt 1 tỷ USD, bên cạnh tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng Khu Kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp, tỉnh sẽ tích cực, chủ động hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết kịp thời những công việc liên quan.
Đồng thời, phát huy tối đa các lợi thế và tiềm năng sẵn có của tỉnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo chiều rộng và chiều sâu, nhất là công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, Cục Hải quan Quảng Ngãi đã đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính; triển khai các chính sách thuế, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) thực hiện thông quan điện tử, thông quan tự động và thực hiện một cửa quốc gia (gọi tắt là VNACCS/VCIS)...
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh.
Ông Lê Văn Quang - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ngãi, cho biết: Để đảm bảo nguồn thu, Cục Hải quan Quảng Ngãi đã triển khai thủ tục hải quan điện tử, qua đó, giảm được thời gian và chi phí rất nhiều cho DN.
Trong đó, đáng chú ý là Hải quan Quảng Ngãi đã triển khai hệ thống VNACCS/VCIS do Nhật Bản viện trợ cho Hải quan Việt Nam, nhằm tự động hóa các thủ tục liên quan đến Chính phủ và các ngành.
Theo đó, tất cả các công đoạn kiểm tra tờ khai, phản hồi, phân luồng đều được tự động hóa qua hệ thống xử lý dữ liệu.
Từ lợi ích của hệ thống VNACCS/VCIS đã giúp các DN xuất nhập khẩu các mặt hàng qua cảng thuận lợi, giảm được chi phí, thời gian khá nhiều.
Cùng với Hải quan, Cảng vụ Quảng Ngãi là lực lượng chức năng làm nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp xuất hàng hóa tại cụm cảng nước sâu Dung Quất, luôn trong tư thế trực sẵn sàng giải quyết các thủ tục hành chính, giải phóng nhanh bến bãi.
Ông Nguyễn Văn Huệ - Trưởng phòng Pháp chế, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi cho biết: “Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi sẵn sàng hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thủ tục cho doanh nghiệp để xuất hàng hóa theo đúng cam kết với đối tác”.
Những trợ lực từ chính quyền và các cơ quan chức năng đều hướng đến hỗ trợ các DN đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu, đem lại nguồn thu cho tỉnh.
Related news
Năm 2011, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh diễn biến bất thường... Để sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng, đặc biệt là nông dân đã cố gắng khắc phục khó khăn, chủ động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tập trung mọi nguồn lực thâm canh cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực.
Nhằm khai thác triệt để, tiềm năng lợi thế về các điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá, từ năm 2006, huyện Hạ Lang tiến hành ký kết hợp đồng với huyện Long Châu (Trung Quốc) phát triển trồng mía nguyên liệu xuất khẩu với quy mô đến năm 2015 trồng 1.200 ha.
Trong những ngày lạnh giá của mùa đông, hàng nghìn giáo viên và học sinh các dân tộc huyện Bảo Lâm đã được đón Tết Nhâm Thìn vừa qua trong những căn phòng kỹ túc xá khang trang, sạch đẹp, ấm cúng.
Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số mô hình kinh tế trang trại (KTTT), góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa, tạo giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Song, phát triển KTTT đang bộc lộ những khó khăn, bất cập, cần có cơ chế chính sách phù hợp...
Chiều 29-6, giá cá tra loại 1 chỉ còn khoảng 18.500 - 19.000 đồng/kg, người nuôi lỗ 3.000 - 3.500 đồng/kg; dù giá cá giảm mạnh nhưng người nuôi vẫn khó bán bởi các nhà máy hạn chế thu mua.