Xuất khẩu là yếu tố then chốt quyết định sản xuất cá tra nửa đầu năm 2015

Nửa đầu năm 2015, sản lượng thu hoạch cá tra của ĐBSCL ước đạt 533.500 tấn, đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ NN và PTNT, mặc dù diện tích nuôi giảm nhưng nhờ chủ động được sản xuất, tìm kiếm đẩy mạnh thị trường mới nên một số tỉnh, sản lượng thu hoạch cá tra lại tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Tiền Giang sản lượng đạt 19.950 tấn (tăng 18,9%); Cần Thơ đạt 59.200 tấn (tăng 3,8%); Đồng Tháp đạt 180.200 tấn (tăng 2%).
Theo Bộ NN và PTNT, năm 2015, thị trường xuất khẩu vẫn là yếu tố then chốt tác động đến quyết định của người nuôi cá tra. Trong khi cá tra trên thị trường Mỹ vẫn phải chịu thuế chống bán phá giá 1 USD/kg, thì thị trường Nga lại có dấu hiệu tốt hơn với thuế suất 0% sau khi hiệp định thương mại Việt Nam và liên minh kinh tế Á – Âu được ký kết. Tuy nhiên, để đáp ứng những đòi hỏi về VS ATTP của các thị trường xuất khẩu đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ hơn giữa người nuôi và các nhà máy chế biến tạo nên chuỗi sản xuất khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Yêu cầu này tác động làm thay đổi phương thức tổ chức sản xuất từ nuôi nhỏ lẻ sang quy mô lớn và thâm canh sâu hơn.
Tính đến nay, nhu cầu NK cá tra chưa có dấu hiệu tích cực hơn ở 3 thị trường NK lớn là: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico, Điều này ảnh hưởng đến hoạt động chế biến, kinh doanh và XK của DN. Nhu cầu không cao khiến nhà máy không thể tăng hơn công suất chế biến. Đây cũng là một lý do lớn ảnh hưởng đến giá cá tra nguyên liệu giảm.
Trong tháng 6, thị trường cá tra nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL tiếp tục ảm đạm trong những ngày đầu tháng, các nhà máy gần như không tìm mua cá nguyên liệu cho chế biến. Nhu cầu cá tra nguyên liệu kích cỡ dưới 1kg/con ở mức thấp, hầu như các doanh nghiệp không tìm mua vào nên không hình thành giá thị trường. Trong khi đó, các công ty lại đang đẩy mạnh tìm mua cá tra nguyên liệu có kích cỡ từ 1kg/con trở lên với mức giá 20.000 giảm 20.500 đ/kg nhằm phục vụ nhu cầu gia tăng từ các thị trường Á giảm Âu sau khi tham gia ký kết hiệp định FTA với Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Thả giống ra biển là hoạt động được tỉnh Cà Mau tổ chức thường xuyên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đang có nguy cơ cạn kiệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư, đặc biệt là ngư dân ven biển không sử dụng các biện pháp khai thác tận diệt, cùng chung tay bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản một cách bền vững.

Nếu như giai đoạn 2005-2010, tỉnh Hưng Yên đã rất thành công với chương trình “sind hoá” đàn bò, góp phần đưa tỉ trọng đàn bò lai sind trong toàn tỉnh đến nay đạt trên 95% tổng đàn, nâng tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên trên 45% trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Bộ NNPTNT đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về kế hoạch xả nước hồ chứa thủy điện tại các tỉnh miền Trung phục vụ sản xuất do tình hình xâm nhập mặn cộng với hạn hán cục bộ đang khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trong thời gian tới.

Theo báo cáo của Sở NN & PTNT Hà Nội, lúa vụ xuân năm 2014 trỗ tập trung vào các ngày từ 10 - 15/5. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết âm u, thiếu ánh sáng, nên hiện nay hầu hết diện tích lúa xuân đều có biểu hiện thừa đạm.

Với mục đích khai thác tiềm năng của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập và giúp người dân có định hướng để thoát nghèo bền vững, xã Nam Cường (Chợ Đồn - Bắc Kạn) triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ nuôi dê. Qua gần hai năm thực hiện, Dự án đã có những kết quả khả quan.