Tổng Sản Lượng Thủy Sản 10 Tháng Đầu Năm Ước Đạt 5,3 Triệu Tấn (Tăng 4,7%)

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, ước tổng sản lượng thủy sản trong tháng 10 đạt 527 nghìn tấn, trong đó sản lượng khai thác 214 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng 286 nghìn tấn. Lũy kế 10 tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 5,3 triệu tấn (tăng 4,7% so với cùng kỳ 2013), trong đó sản lượng khai thác 2,5 triệu tấn (tăng 4,5%), sản lượng nuôi trồng 2,8 triệu tấn (tăng 4,8%).
Đối với nuôi trồng thủy sản, sản lượng tháng 10 đạt 286 nghìn tấn, đưa tổng sản lượng 10 tháng đạt 2.780 nghìn tấn. Diện tích thả nuôi tôm 10 tháng đạt 672 nghìn ha (tăng 4,6% so với cùng kỳ 2013), trong đó diện tích tôm sú là 572 nghìn ha, diện tích tôm thẻ chân trắng là 91 nghìn ha.
Sản lượng thu hoạch lũy kế ước đạt 410 nghìn tấn (tăng 14%), trong đó sản lượng tôm sú là 182,7 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng là 228,2 nghìn tấn. Diện tích nuôi cá tra 10 tháng đầu năm đạt 4,4 nghìn ha (giảm 1,9%), diện tích đã thu hoạch 3,0 nghìn ha (giảm 9,8%), sản lượng thu hoạch lũy kế đạt 824,5 nghìn tấn (giảm 11,5%).
Tháng 10, mặc dù không bị thiệt hại, nhiều tàu thuyền khai thác hải sản bị gián đoạn hoạt động do phải tránh 2 cơn bão ở vùng biển miền Trung và Vịnh Bắc Bộ, thời gian còn lại thời tiết cơ bản thuận lợi cho các hoạt động sản xuất thủy sản, sản lượng thủy sản đạt thấp hơn tháng trước, một phần do ảnh hưởng của bão và cũng là tháng kết thúc vụ cá Nam.
Công tác phòng chống lụt bão được triển khai thực hiện nghiêm túc để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động, hạn chế thấp nhất thiệt hại, ước sản lượng 10 tháng đạt 214 nghìn tấn, cao hơn cùng kỳ 2013 4,5% tuy nhiên chỉ bằng 64,9% sản lượng của tháng trước.
Có thể bạn quan tâm

"Một năm SX nông nghiệp không đạt lợi nhuận 100 triệu đ/ha trở lên là không đủ chi phí cho gia đình 7 người", vợ chồng ông Dương Văn Thắng ở xã Long An (Long Hồ, Vĩnh Long) chia sẻ.

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

Từ năm 2010 đến nay, Sóc Trăng không còn công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, toàn bộ sản lượng cá thương phẩm đều bán cho các tỉnh lân cận. Theo thống kê của ngành thì người nuôi cá tra ở Sóc Trăng bị thua lỗ liên tục từ năm 2008 đến nay do chi phí đầu vào cao hơn từ 1.200 đến 2.500 đồng trên 1kg cá thương phẩm.

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Dương khi anh đang cho cá ăn, dù đang bận tay với công việc nhưng gương mặt không giấu được niềm vui, anh nhẩm tính: “Với 4.000 m2 diện tích ao nuôi cá chép V1 làm chính, qua 4 tháng nuôi, tôi thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt khoảng 400gam/con, với giá thị trường hiện nay là 35.000 đồng/kg, gia đình có thể thu lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng”.

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng, tình hình biến đổi khí hậu và những khó khăn trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo kiểu truyền thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là chưa kiểm soát được 04 loại mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn lao động.