Xuất khẩu là yếu tố then chốt quyết định sản xuất cá tra nửa đầu năm 2015
Nửa đầu năm 2015, sản lượng thu hoạch cá tra của ĐBSCL ước đạt 533.500 tấn, đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ NN và PTNT, mặc dù diện tích nuôi giảm nhưng nhờ chủ động được sản xuất, tìm kiếm đẩy mạnh thị trường mới nên một số tỉnh, sản lượng thu hoạch cá tra lại tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Tiền Giang sản lượng đạt 19.950 tấn (tăng 18,9%); Cần Thơ đạt 59.200 tấn (tăng 3,8%); Đồng Tháp đạt 180.200 tấn (tăng 2%).
Theo Bộ NN và PTNT, năm 2015, thị trường xuất khẩu vẫn là yếu tố then chốt tác động đến quyết định của người nuôi cá tra. Trong khi cá tra trên thị trường Mỹ vẫn phải chịu thuế chống bán phá giá 1 USD/kg, thì thị trường Nga lại có dấu hiệu tốt hơn với thuế suất 0% sau khi hiệp định thương mại Việt Nam và liên minh kinh tế Á – Âu được ký kết. Tuy nhiên, để đáp ứng những đòi hỏi về VS ATTP của các thị trường xuất khẩu đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ hơn giữa người nuôi và các nhà máy chế biến tạo nên chuỗi sản xuất khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Yêu cầu này tác động làm thay đổi phương thức tổ chức sản xuất từ nuôi nhỏ lẻ sang quy mô lớn và thâm canh sâu hơn.
Tính đến nay, nhu cầu NK cá tra chưa có dấu hiệu tích cực hơn ở 3 thị trường NK lớn là: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico, Điều này ảnh hưởng đến hoạt động chế biến, kinh doanh và XK của DN. Nhu cầu không cao khiến nhà máy không thể tăng hơn công suất chế biến. Đây cũng là một lý do lớn ảnh hưởng đến giá cá tra nguyên liệu giảm.
Trong tháng 6, thị trường cá tra nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL tiếp tục ảm đạm trong những ngày đầu tháng, các nhà máy gần như không tìm mua cá nguyên liệu cho chế biến. Nhu cầu cá tra nguyên liệu kích cỡ dưới 1kg/con ở mức thấp, hầu như các doanh nghiệp không tìm mua vào nên không hình thành giá thị trường. Trong khi đó, các công ty lại đang đẩy mạnh tìm mua cá tra nguyên liệu có kích cỡ từ 1kg/con trở lên với mức giá 20.000 giảm 20.500 đ/kg nhằm phục vụ nhu cầu gia tăng từ các thị trường Á giảm Âu sau khi tham gia ký kết hiệp định FTA với Việt Nam.
Related news
Ngày 24.7, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) tổ chức thả 20 nghìn con cá giống điêu hồng tại 4 lồng bè nuôi cá thí điểm tại khu vực đập phụ, cửa xả nước Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc thôn 3, xã Trà Đốc).
Chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) là biện pháp đang được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng trước tình hình các loại dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp. Những nguyên tắc đơn giản của phương pháp chăn nuôi ATSH có thể áp dụng đa dạng với quy mô từ nhỏ đến lớn.
Những năm gần đây, phong trào nuôi lươn tại xã Mỹ Hiệp Sơn ngày càng được nông dân chọn làm mô hình kinh tế quan trọng của gia đình, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, cho lợi nhuận cao và nhất là giá thị trường rất ổn định. Ông Phạm Văn Ba ngụ ấp Hiệp Thành, xã Mỹ Hiệp Sơn (Hòn Đất - Kiên Giang) là hộ điển hình thành công với mô hình này.
Mỗi hộ được hỗ trợ 10 cặp bồ câu giống và 50% chi phí thức ăn (30 ngàn đồng/cặp). Sau thời gian 4 tháng, khi bồ câu sinh sản đã đủ số lượng 10 cặp con giống đầu tiên thì các hộ này sẽ chuyển giao con giống cho những hộ nuôi tiếp theo.
Dịch bệnh trên tôm nuôi đang có dấu hiệu lây lan hầu hết tại các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau gồm các huyện: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, Cái Nước và Thới Bình.