Xuất Khẩu Hồ Tiêu Chạm Mốc 1 Tỷ USD
Năm ngoái, XK hồ tiêu của nước ta đã đạt gần 1 tỷ USD. Năm nay, đến thời đểm này, tuy chưa có con số thống kê chính thức, nhưng có thể nói, ngành hồ tiêu đã chạm mốc XK 1 tỷ USD.
Theo Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 8, các DN đã XK được 132.682 tấn hạt tiêu, đạt giá trị 989,762 triệu USD. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, XK hạt tiêu trong 8 tháng qua đã vượt tới 31% về lượng và 47,8% về giá trị. Còn nếu so với cả năm 2013, lượng và giá trị hạt tiêu đã XK trong năm nay cũng đều đã cao hơn (năm 2013 XK được 132.637 tấn hạt tiêu, trị giá 888.985 triệu USD).
Như vậy, để lần đầu tiên chạm mốc XK 1 tỷ USD, chỉ còn hơn 10 triệu USD nữa là ngành hồ tiêu hoàn thành mục tiêu. Con số này hoàn toàn có thể đạt được ngay trong tháng 9 này.
Bởi nhìn lại tháng 7 và tháng 8 vừa rồi, tháng nào cũng đạt kim ngạch XK hạt tiêu ở mức trên 80 triệu USD, thì dù cho đến thời điểm này, lượng hạt tiêu chưa XK chỉ còn rất ít, nhưng giá trị XK hạt tiêu trong tháng 9 vẫn có thể đạt ở mức vài chục triệu USD.
Trao đổi với NNVN, ông Trần Đức Tụng, Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), cho biết, vẫn phải chờ con số thống kê đến hết tháng 9 của Tổng cục Hải quan, nhưng cũng cho hay đến thời điểm này đã có thể khẳng định chắc chắn rằng kim ngạch XK hạt tiêu trong năm nay sẽ lần đầu tiên chạm mốc 1 tỷ USD.
Qua đó, lần đầu tiên hạt tiêu bé nhỏ được đứng vào CLB những mặt hàng có giá trị XK từ 1 tỷ USD trở lên. Đấy chỉ tính ở XK chính ngạch. Còn XK tiểu ngạch? Cũng theo ông Tụng, XK tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc không thể biết được con số cụ thể là bao nhiêu, mà chỉ biết thời điểm đi nhiều, đi ít.
Trước khi có căng thẳng trên Biển Đông, hạt tiêu Việt Nam đi đường tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc khá nhiều. Nhưng sau đó, lượng hạt tiêu xuất qua bên kia biên giới giảm hẳn. Dẫu vậy, theo ước tính, trong năm nay, có khoảng 15.000-20.000 tấn hạt tiêu được XK tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Nhờ giá hạt tiêu XK tiếp tục tăng cao, nên giá hạt tiêu trong nước trong tháng 9 này cũng đã tăng và đứng ở mức kỷ lục trên dưới 200.000 đ/kg, cao hơn khá nhiều so với mức giá kỷ lục trong năm ngoái là 160.000 đ/kg (giá hồi tháng 9/2013). Đó là giá tiêu bán xô. Còn với những loại tiêu đạt chất lượng tốt, giá tới trên 200.000 đ/kg.
Với giá này, những hộ nông dân nào có khả năng trữ tiêu cho tới thời điểm này, đang lời to. Ngay cả những hộ không có điều kiện trữ tiêu để chờ khi giá thật cao mới bán, mà đã phải bán đi từ trước đó, thậm chí bán ngay sau khi thu hoạch, thì cũng kiếm được khoản lợi nhuận không nhỏ vì giá tiêu năm nay liên tục ở mức cao.
Việc ngành hàng hồ tiêu Việt Nam hiện nay không bị thao túng, ép giá bởi các nhà đầu cơ như ở một số ngành hàng khác, cũng đã và đang giúp cho giá hạt tiêu do nông dân bán ra luôn ở mức rất có lợi. Dẫu vậy, người trồng tiêu cũng đang phải đối mặt với một nỗi lo lắng lớn, đó là căn bệnh chết nhanh, chết chậm đang hoành hành ở nhiều vùng trồng tiêu trọng điểm, nhất là trên khu vực Tây Nguyên – là nơi mà nông dân vẫn đang lạm dụng khá nhiều phân bón hóa học trong các vườn tiêu.
Có thể bạn quan tâm
Viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia cho biết, ông cũng tự mua một quả lê Trung Quốc để tại phòng làm việc tại Viện. Đến nay, đã 5 tháng mà quả lê này không bị hỏng và việc tìm nguyên nhân vì sao trái cây vẫn tươi mới là điều rất khó khăn.
Thông tin Nhà máy Đường Thới Bình thuộc Công ty cổ phần Mía đường Tây Nam (gọi tắt là NMĐ Thới Bình), tại ấp 1, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, Cà Mau) ngừng thu mua mía trong vụ mùa tới khiến hàng ngàn hộ dân trồng mía ở Cà Mau, Kiên Giang như đang ngồi trên lửa.
Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, hiện nay lúa trà sớm đã chín sữa, trà trung trỗ - chín sữa, trà muộn làm đòng - trỗ bông. Bọ rầy đang phát sinh gây hại với mật độ trung bình 200 - 300 con/m2, cao 700 - 1.000 con/m2, ổ cục bộ 2.000 - 3.000 con/m2.
Thông tư quy định rõ biện pháp xử lý đối với các mẫu thủy sản nuôi phát hiện dư lượng vượt giới hạn tối đa cho phép. Cụ thể, nếu phát hiện tại thời điểm chuẩn bị hoặc đang thu hoạch, cơ quan giám sát có văn bản tạm đình chỉ thu hoạch, xác định nguyên nhân và yêu cầu cơ sở thực hiện biện pháp khắc phục.
Mặc dù vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã sản xuất được nhiều loại giống lúa gắn mác chất lượng cao, song thu nhập của người trồng lúa vẫn rất thấp. Nguyên nhân được nhìn nhận ban đầu là do khâu sản xuất giống, thu mua và xuất khẩu còn nhiều bất cập.