Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Ninh tái cơ cấu nông nghiệp cải thiện nhanh đời sống nông thôn

Tây Ninh tái cơ cấu nông nghiệp cải thiện nhanh đời sống nông thôn
Ngày đăng: 19/10/2015

Cụ thể, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định, bình quân 5,5%/năm giai đoạn 2011 - 2015, chiếm 30% cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh.

Đột phá từ cây sắn

Để thực hiện TCC ngành nông nghiệp, tỉnh Tây Ninh quyết định lấy cây sắn (mì) làm cây chủ lực khi giá trị kinh tế của loại cây này đang tăng cao và khá ổn định trong vài năm gần đây.

Bà Quách Thị Yến Linh - Phó Chủ tịch UBND xã Phước Ninh (Dương Minh Châu) cho biết, nông dân trong xã đang đổ xô chặt mía trồng sắn, khiến hơn 1.700ha mía năm ngoái giờ chỉ còn 158ha.

Hiện, tổng diện tích trồng sắn trong xã đã tăng lên hơn 2.000ha, trong đó nhiều hộ có thu nhập khoảng 50 triệu đồng/ha/vụ.

Thu mua nguyên liệu tại Nhà máy Tinh bột sắn Tây Ninh.

Tại Tân Châu - dù đang là huyện có diện tích và năng suất trồng sắn cao nhất tỉnh Tây Ninh (hơn 10.000ha), song nhiều nông dân ở đây vẫn tiếp tục tăng diện tích trồng.

Anh Nguyễn Văn Dũng, nông dân thị trấn Tân Châu chia sẻ, những năm qua thấy trồng sắn cho hiệu quả kinh tế cao nên anh quyết định duy trì trồng cây này.

Từ chỗ trồng chưa đến 1ha, qua đầu tư tích lũy, hiện gia đình anh đã có gần 10ha sắn, năng suất bình quân từ 45 - 50 tấn/ha, tổng thu nhập bình quân gần 500 triệu đồng/năm.

Theo thống kê, hiện tỉnh Tây Ninh đang có hơn 50.000ha sắn, với sản lượng trên 1,6 triệu tấn/năm, năng suất bình quân 31,7 tấn/ha (bình quân cả nước 17,9 tấn/ha).

Trên địa bàn tỉnh đang có 65 nhà máy, cơ sở sản xuất tinh bột sắn, công suất trên 1 triệu tấn tinh bột/năm.

Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh cho biết, sắp tới Tây Ninh sẽ tăng diện tích sắn lên 60% (khoảng 70.000ha), năng suất bình quân 40 tấn/ha.

Đồng thời, giảm diện tích trồng mía và cao su.

Thay vì trước đây hệ thống thủy lợi, tưới tiêu chủ yếu phục vụ cho cây mía thì tỉnh sẽ  điều chỉnh và nâng cấp để phục vụ cho cây sắn; đồng thời triển khai mô hình tưới nhỏ giọt hoặc phun sương cho những vùng chưa có hệ thống tưới tiêu. 

Cơ cấu nông nghiệp đang đi đúng hướng

Thực hiện kế hoạch đề án TCC, tỉnh Tây Ninh đã xây dựng một số mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trên cây trồng chủ lực, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với thị trường và công nghiệp chế biến.

Sở NNPTNT đánh giá, sau 2 năm thực hiện TCC ngành chăn nuôi, nhiều hộ nông dân đã tích cực chuyển dần từ chăn nuôi quy mô hộ sang phát triển trang trại công nghiệp, xây dựng thành vùng chăn nuôi tập trung.

Trong đó, các vật nuôi chủ lực như bò sữa, heo thịt, gia cầm… có số lượng ngày càng tăng.

Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2015 ước thực hiện 3.232 tỷ đồng, tăng 26,6% so với năm 2013.

Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm gần 13%.

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng nông thôn cũng được đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải thiện nhanh cuộc sống ở nông thôn.

Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, việc thực hiện kế hoạch TCC ngành nông nghiệp trên địa bàn đã góp phần thúc đẩy giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt cao, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng.

Do vậy, ngành nông nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh TCC; rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất từng lĩnh vực; thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ... 

1.000 trang trại làm ăn hiệu quả “Đề án TCC nông nghiệp bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định.

Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện theo hướng đẩy mạnh ứng dụng KHCN, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất.

Giá trị sản phẩm thu hoạch năm 2015 đạt 86,78 triệu đồng/ha/năm.

Kinh tế trang trại phát triển theo chiều sâu, tập trung..., với khoảng 1.000 trang trại, gia trại hoạt động hiệu quả”. Trích Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh  nhiệm kỳ 2015 – 2020  


Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng thủy sản mang lại lợi nhuận và nâng cao chất lượng sản phẩm Ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng thủy sản mang lại lợi nhuận và nâng cao chất lượng sản phẩm

Để chủ động về giá cả và giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận, các DN chế biến và ngư dân đánh bắt thủy sản cần xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Nếu làm được điều đó, DN sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, chủng loại và nguồn gốc; ngư dân cung cấp sản phẩm nguyên liệu chất lượng, qua đó sẽ phân phối lợi nhuận công bằng hơn cho các bên tham gia chuỗi cung ứng.

23/04/2015
Siêu thị vào cuộc Siêu thị vào cuộc "giải cứu” hành tím Vĩnh Châu

Ngày 22- 4, hệ thống siêu thị Co opMart và BigC đã vào cuộc thu mua hành tím cho bà con nông dân. Một doanh nghiệp sản xuất mì gói cũng đã liên hệ với chính quyền địa phương đặt vấn đề tiêu thụ hành tím - một tín hiệu đáng mừng ban đầu của hành trình “giải cứu” hành tím.

23/04/2015
Sen tiếp tục rớt giá Sen tiếp tục rớt giá

Toàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có hơn 40ha trồng sen. Hiện nay nông dân trong huyện bắt đầu thu hoạch rộ. Tuy nhiên, càng vào chính vụ sen càng rớt giá so với cách đây gần 1 tháng. Ông Nguyễn Văn Hải ở ấp 6, xã Tân Hội Trung có hơn 3 công sen.

23/04/2015
Nỗi lo cũ giữa mùa gặt mới Nỗi lo cũ giữa mùa gặt mới

Bây giờ là thời điểm nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi rộn ràng thu hoạch lúa đông xuân. Lúa được mùa mang niềm vui đến những cánh đồng. Và vụ lúa mới lại sắp bắt đầu với bao nỗi lo không hề nhỏ…

23/04/2015
Tăng thu nhập nhờ luân canh cây trồng Tăng thu nhập nhờ luân canh cây trồng

Nhờ biết luân canh cây trồng nên gia đình ông Đỗ Thế Năng (thôn Cẩm Sơn, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) có thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm.

23/04/2015