Cần Sớm Quan Tâm Đầu Tư Tạo Nguồn Nước Tưới Cho Cây Cà Phê
Nước tưới có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng của cây cà phê, song vai trò trọng yếu này đang bị đe dọa khi người trồng cà phê phải đối mặt với nhiều thách thức do diện tích cà phê tăng nhanh, nhưng nguồn nước tưới chưa được quan tâm đầu tư.
Hiện tại, toàn tỉnh đã có trên 114.000 ha và dự báo có thể còn tiếp tục tăng nhưng chỉ mới có 200 công trình thủy lợi các loại; với tổng số diện tích cây trồng được tưới từ các công trình thủy lợi là 31.545 ha; trong đó, tưới cho cây cà phê, hồ tiêu và một số loại cây trồng khác khoảng 22.300 ha. Diện tích còn lại được người trồng tưới bằng các nguồn không chủ động như suối, ao trữ, nước mưa…
Trước tình hình khan hiếm nguồn nước tưới cho cây cà phê trong những tháng cao điểm nắng hạn, những năm qua, nông dân đã tự thân vận động trong việc tìm nguồn nước cho cây trồng của mình.
Từ thực tế này đã khiến cho việc phát triển sản xuất của người trồng cà phê trong tỉnh luôn bị động, không những trong điều kiện thời tiết bất thuận mà còn gặp khó trong việc xây dựng vùng sản xuất tập trung, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Vì bà con luôn trong tình trạng “mạnh ai nấy làm”, không phát huy được tinh thần, ý thức hợp tác trong cộng đồng của những người dân trong vùng chuyên canh cây cà phê. Do đó, nếu việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, ngay từ đầu các cấp ngành chuyên môn, địa phương sớm tiến hành thống kê, rà soát diện tích cà phê trong vùng thì sẽ thuận lợi hơn cho việc bố trí hệ thống cấp nước cho cây cà phê.
Mặt khác, hiện nay, đối với Đắk Nông thì cây cà phê là cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu lớn cho địa phương. Do vậy, nếu các địa phương linh động đầu tư hệ thống kênh tưới tiêu, tổ chức các bộ máy quản lý thủy nông, xây dựng các trạm bơm, xây dựng quy chế thu phí dùng nước, phí môi trường… thì vấn đề quản lý nguồn nước trong mùa khô, giải quyết những khó khăn thiếu hụt nguồn nước trong hệ thống dòng chảy khe, suối, các hồ đập sẽ được thuận lợi hơn. Và đây cũng là nền tảng để các cấp, ngành tiến hành việc quản lý giám sát quá trình thu hoạch, xây dựng thương hiệu, tiến tới sản xuất cà phê bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này đi vào vùng trồng ớt thuộc xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) mới có thể thấy hết không khí nhộn nhịp của người trồng ớt nơi đây. Nhiều rẫy ớt nằm san sát nhau cùng rộ lên một màu đỏ thắm của ớt chín với cảnh rộn rã nói cười của người thu hoạch ớt...
Hơn 10 năm nay, nhiều hộ nông dân tại xã Đức Minh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đắk Nông đã thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Minh Hoàng (thôn Vinh Đức) với mô hình nuôi nai đạt hiệu quả cao.
Vào vụ cá nam năm nay, nhất là thời gian gần đây ở Bình Thuận, mỗi chuyến biển ra khơi ngư dân trở về với những khoang cá cơm đầy ắp. Ở các bến cảng tấp nập tàu thuyền tập kết, tiếng cười, tiếng nói ngư phủ cũng rộn rã hơn sau những ngày “hái bạc”…
Không mất nhiều công gieo vãi, chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, có tác dụng làm đất tơi xốp, bên cạnh đó còn tận dụng được diện tích đất 2 lúa, nên cây đậu tương đã và đang trở thành cây trồng được tỉnh Thanh Hóa lựa chọn để trồng trong vụ đông trên chân đất 2 lúa trong nhiều năm qua.
Nghề của ông Nguyễn Cao Cường, thôn Tăng Sơn, xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) "độc" nhất trong vùng kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng - nuôi rắn hổ mang phì (rắn hổ phì). Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề "độc" này lại giúp gia đình ông gây dựng được cơ nghiệp.