Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm nước lợ Đồng Bằng Sông Cửu Long cấp thiết nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu

Tôm nước lợ Đồng Bằng Sông Cửu Long cấp thiết nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu
Ngày đăng: 22/07/2015

Tăng trưởng nóng

Theo số liệu thống kê tốc độ tăng trưởng nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL không ngừng tăng cả về diện tích, sản lượng. Diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2014 là 699.725 ha (ĐBSCL chiếm 91%), tăng 1,13 lần so với năm 2010, bình quân tăng 3,12%/năm. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú 604.130 ha (ĐBSCL chiếm 93,73%) giảm 1,2% so với năm 2010, bình quân giảm 0,3%/năm; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) 95.594 ha (ĐBSCL chiếm 74,35%), tăng 13,04 lần so với năm 2010, bình quân tăng 90,03%/năm. Sản lượng nuôi tôm nước lợ năm 2014 đạt khoảng 661.074 tấn (ĐBSCL chiếm 80,61%), tăng 1,5 lần so với năm 2010, bình quân tăng 10,59%/năm.  Sản lượng tôm sú 269.711 (ĐBSCL chiếm 85,46%), giảm 16,79% so với năm 2010, bình quân giảm 4,49%/năm; sản lượng TTCT đạt 391.363 tấn (ĐBSCL chiếm 71,15%), tăng gấp 3,32 lần so với năm 2010, bình quân tăng 35%/năm.

Đặc biệt, về kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2014 đạt 3.952,9 triệu USD, chiếm 50,45% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 1,56 lần so với năm 2010, bình quân tăng trưởng 17,04%/năm (2010 - 2014). Mặt hàng tôm sú đạt 1.385,5 triệu USD, chiếm 35,05%, mặt hàng TTCT đạt 2.310,5 triệu USD chiếm 58,45. Tôm nước lợ tạo việc làm cho hơn 1,5 triệu người (ĐBSCL chiếm trên 90%).

Đối diện nhiều thách thức

Tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế ngành tôm năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng chất lượng tăng trưởng còn nhiều hạn chế, thể hiện trên nhiều mặt.

Cơ sở hạ tầng thủy lợi, điện, giao thông… phục vụ nuôi tôm nước lợ chưa được đầu tư thích đáng. Hiện, hạ tầng thủy lợi được đầu tư chủ yếu là phục vụ trồng lúa; hầu hết các vùng nuôi tôm chưa có hệ thống cấp, thoát nước riêng, chưa có hệ thống xử lý nước thải, hệ thống giao thông và điện chưa được đầu tư, chủ yếu tận dụng từ các công trình thủy lợi của ngành nông nghiệp dẫn đến nguồn nước không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường, dễ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.

Khả năng cung ứng tôm giống sạch bệnh cho người nuôi còn rất thấp, khoảng 50%.

Thực tế lâu nay, người nuôi tôm còn khó khăn trong tiếp cận vốn, thiếu vốn sản xuất, nguồn vốn vay tín dụng còn khó khăn, lãi suất còn cao. Chưa kể, các rào cản kỹ thuật, thương mại của thị trường nhập khẩu tôm ngày càng chặt chẽ, yêu cầu an toàn thực phẩm cao, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Đặc biệt, thể chế chính sách cần thiết cho quy hoạch còn thiếu, nhất là chưa có quy hoạch đầy đủ vùng nuôi tôm nước lợ.

Cơ cấu sản phẩm chế biến cũng chưa hợp lý, xuất khẩu chủ yếu ở dạng sơ chế nên giá trị gia tăng thấp. Sản phẩm chất lượng chưa cao, thiếu tính cạnh tranh, giá thường thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực 5 - 10%;

Nâng cao giá trị gia tăng để phát triển bền vững

Để tôm nước lợ ĐBSCL phát triển bền vững, thời gian tới, cần thiết phải thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ vùng ĐBSCL theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.

Theo đó, về hệ thống văn bản quản lý, quy hoạch sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ cho các tỉnh này, cần rà soát và điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi và chế biến, tiêu thụ tôm ở 8 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL phù hợp quy hoạch tổng thế phát triển nuôi tôm đến năm 2020.

Về giám sát và quản lý hoạt động sản xuất và tiêu thụ tôm nước lợ, việc thành lập Ban chỉ đạo sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm điều phối hoạt động sản xuất và tiêu thụ tôm trong vùng ĐBSCL là điều cần thiết.

Về hạ tầng, kỹ thuật, cần gấp rút xây dựng mới 3 khu sản xuất tôm tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng theo quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020 đã được phê duyệt.

Một trong những vấn đề cốt yếu nữa là tổ chức lại sản xuất theo hướng thành lập các tổ hợp tác; tạo mối liên kết chuỗi hữu cơ giữa nhà máy sản xuất thức ăn, tổ hợp nuôi tôm và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu có sự tham gia của nhà quản lý và các hiệp hội nhằm phát triển nuôi tôm bền vững.

Nhanh chóng cấp phép hoạt động cho các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm nước lợ  vùng ĐBSCL; tiến tới áp dụng tiêu chuẩn VietGAP cho tất cả các vùng nuôi tôm tập trung (trong quy hoạch) ở ĐBSCL.

Và cuối cùng, yếu tố không thể thiếu đó là các đơn vị của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương cần có giải pháp xây dựng cơ chế xúc tiến thương mại đủ mạnh để mở rộng thị trường, tăng chủng loại hàng. Có như vậy tôm nước lợ vùng ĐBSCL mới tạo được thế cạnh tranh với thị trường quốc tế.


Có thể bạn quan tâm

Lễ Hội Trái Cây Bến Tre Lễ Hội Trái Cây Bến Tre

Theo ông Lê Phước Toàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách (Bến Tre), huyện đã sẵn sàng cho Ngày hội cây - trái ngon, an toàn và sản phẩm nông nghiệp lần thứ XII năm 2012, diễn ra từ ngày 22 đến ngày 25-6-2012 (mùng 4 đến mùng 7 - 5âl), tại Trung tâm Văn hóa và sân vận động huyện. Có 300 gian hàng (tăng 20 gian hàng) trưng bày cây giống, hoa kiểng, trái cây, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm phục vụ nông nghiệp và gian hàng tiêu dùng.

17/06/2012
Không Thể Gieo Cấy Vì Khô Hạn Nặng Ở Phú Yên Không Thể Gieo Cấy Vì Khô Hạn Nặng Ở Phú Yên

Theo lịch thời vụ, hè thu năm nay nông dân Phú Yên bắt đầu gieo sạ lúa từ 20.5. Thế nhưng, đến thời điểm này, trên nhiều diện tích, lúa giống vẫn chưa thể ra đồng vì khô hạn.

28/05/2012
Cà Mau Phát Triển Lưới Điện Phục Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp Cà Mau Phát Triển Lưới Điện Phục Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp

Công ty Điện lực Cà Mau vừa ký thỏa thuận hợp tác với UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh Cà Mau trong việc đầu tư, phát triển hệ thống lưới điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp.

29/05/2012
Tăng Cường Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh Heo Tai Xanh Tăng Cường Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh Heo Tai Xanh

Hiện nay, dịch heo tai xanh đã và đang xảy ra trên 8 tỉnh, thành phố trong cả nước chưa qua 21 ngày, trong đó có những tỉnh lân cận với Long An đang xảy ra dịch như Đồng Nai, Bình Dương. Theo đánh giá của ngành chuyên môn, Long An là tỉnh có nguy cơ xảy ra dịch rất cao.

01/07/2012
Hốt Bạc Từ Hươu, Nai Hốt Bạc Từ Hươu, Nai

Nghề nuôi hươu, nai ở xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã có từ hơn 20 năm nay. Nhiều người dân đã làm giàu từ nghề này.

17/02/2012