Xuất Khẩu Gia Súc Từ Australia Sang Việt Nam Tăng Ấn Tượng

Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn đánh giá của Hiệp hội thịt và vật nuôi Australia (MLA) cho biết kể từ năm tài chính 2011-2012, xuất khẩu gia súc sống từ Australia sang Việt Nam đã tăng gần 90 lần.
Số liệu mới nhất của MLA cho thấy chỉ trong ba năm, số gia súc xuất khẩu từ Australia sang Việt Nam đã tăng từ 1.500 con lên 131.000 con.
Theo Giám đốc điều hành Hiệp hội xuất khẩu gia súc sống Vùng Lãnh thổ Bắc Australia Ben Hindle, chỉ riêng tại Darwin, 49.000 gia súc đã được xuất sang Việt Nam, tăng 200% so với năm trước đó.
Tăng trưởng ấn tượng đó giúp Australia đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu gia súc sống trong quá trình tìm kiếm đầu ra cho mặt hàng này.
Trong kế hoạch thường niên được công bố hồi tháng 1/2014, MLA dự đoán xuất khẩu sang thị trường Việt Nam sẽ giảm dần vào năm 2014 và nhu cầu từ Indonesia tăng.
Tuy nhiên, con số kỷ lục hồi năm ngoái đã khiến Việt Nam trở thành khách hàng lớn thứ hai trong ngành buôn bán gia súc sống ở miền Bắc Australia.
Theo ông Hindle, việc Indonesia đề ra quy định giới hạn 350kg trọng lượng đối với gia súc nhập khẩu đã khiến các nhà xuất khẩu Australia phải tìm kiếm các thị trường mới và Việt Nam trở thành một điểm đến.
Ông Hindle nhận định Chính quyền Vùng Lãnh thổ Bắc Australia cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam trở thành một đối tác thương mại lớn trong lĩnh vực này.
Các chuyên gia đã ở Việt Nam trong hơn hai năm qua để tư vấn công nghệ cho rất nhiều chuỗi cung ứng, giúp họ đáp ứng các quy định đối với gia súc giết mổ mà Australia đề ra.
Related news

Cũng theo ông Ngàn, mặt thuận lợi nữa là năm nay người dân trồng bưởi đều được các cán bộ kỹ thuật địa phương xuống tận nơi hướng dẫn áp dụng KHKT mới trong chăm sóc bưởi, nhất là cách bón phân, phun thuốc điều độ để giảm chi phí, giúp tăng lợi nhuận tối đa.

Theo ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định, năm nay tỉnh này sẽ triển khai thả nuôi 2.200 ha diện tích ao tôm. Trong đó, có khoảng 520 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT), số còn lại là nuôi tôm sú xen với các loại thủy sản khác.

Do đó, diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng đều giảm so với năm 2013. Cụ thể: Diện tích nuôi trồng đạt 680ha, giảm 1,4%; sản lượng thu hoạch đạt 3.358 tấn, giảm 4,7%. Diện tích nuôi trồng và sản lượng giảm chủ yếu ở đối tượng tôm thẻ chân trắng, tôm sú. Riêng tôm hùm, nhờ giá cao, ít dịch bệnh nên người dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi lên đến 11.280 lồng.

Từng có công việc khá ổn định ở thành phố song anh Trần Nhật Mỹ (sinh năm 1988), trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) lại quyết định trở về quê, bám đất làm giàu. Trải qua không ít khó khăn, giờ đây anh Mỹ đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp, là một trong những người tiên phong nuôi ếch ở quê nhà.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, năm 2014, tổng sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh Quảng Ninh đạt hơn 94.100 tấn, vượt 7% so với kế hoạch, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Riêng sản lượng nuôi trồng đạt 39.266 tấn tăng 15,5% so với kế hoạch, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Đặc biệt, Quảng Ninh là tỉnh có sản lượng đứng thứ 3/10 tỉnh, thành có chung ngư trường Vịnh Bắc Bộ.