Xuất khẩu gạo Việt nhìn từ chiếc Iphone 6S của Apple
GS Xuân cho biết, hôm 29/9/2015, CEO của Apple - Tim Cook công bố sản phẩm Iphone 6S mới bắt đầu xuất hiện trên thị trường đã bán được 13 triệu chiếc với giá khoảng 13-19 triệu đồng/chiếc.
Trong cùng thời gian đó, gạo Việt Nam xuất khẩu đã tụt giá thê thảm nhưng vẫn không bán được. May mắn nhờ Philipines thiếu gạo đã đặt mua 450 tấn gạo giá rẻ của Việt Nam.
Vì sao có sự khác biệt này? Câu trả lời chính là ở thương hiệu!
Theo quy luật cung cầu hàng hóa, một sản phẩm sẽ được tiêu thụ khi sản phẩm đó được người tiêu dùng biết đến, chú ý, được dùng thử đạt tiêu chuẩn và sẽ được quyết định mua.
Ngược lại, một sản phẩm không được tiêu thụ khi người tiêu dùng không biết đến nó hoặc biết đến nhưng không chú ý hoặc có chú ý nhưng chất lượng không đạt yêu cầu, thậm chí đôi khi do cung vượt quá cầu…
Trong khi đó, nông nghiệp là một ngành kinh tế truyền thống mũi nhọn của Việt Nam song luôn phải chịu nhiều tác động và rủi ro.
Mặc dù đã có nhiều giải pháp được đưa ra, song “được mùa mất giá” vẫn là điệp khúc của nông nghiệp Việt Nam
Nhìn về miền Tây - vựa lúa của cả nước, GS Võ Tòng Xuân nhận định, sau 40 năm phát triển, kinh tế miền Tây đã chuyển từ “thiếu ăn, thiếu mặc” sang sản xuất dư thừa để xuất khẩu nhờ các chính sách đổi mới nông nghiệp.
Tuy nhiên, các sản phẩm nông nghiệp không tuân theo quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, thiếu kỹ thuật nên chất lượng chưa cao.
Tình trạng “được mùa rớt giá”, hoặc “trồng rồi chặt, chặt xong lại trồng” vẫn diễn ra liên tục gây thiệt hại lớn cho người nông dân.
Nguyên nhân của tình trạng này là do sản xuất của nông dân tự phát, không được tổ chức bởi nhà nước hay doanh nghiệp.
Đối với ngành lúa gạo, bất cập lớn nhất hiện nay chính là sản xuất quy mô nhỏ, manh mún và không có sự biến chuyển cơ bản về chất lượng đối với hàng xuất khẩu.
Chuỗi giá trị lúa gạo của Việt Nam hiện nay quá dài, khiến lợi nhuận phân phối cho hai chủ thể chính là hộ nông dân sản xuất lúa và doanh nghiệp xuất khẩu gạo thấp.
Ngoài ra, gạo Việt Nam khó xuất khẩu vào những thị trường đòi hỏi khắn khe về chất lượng và luôn phụ thuộc vào những thị trường quen thuộc như Indonesia, Malaysia và Philipines…
“Thời gian qua, Nhà nước đã ra quy định về xây dựng cánh đồng lúa lớn nhằm liên kết xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, xây dựng cánh đồng lúa lớn đòi hỏi vốn đầu tư khổng lồ mà chắc chắn nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều không thể làm được” - GS Võ Tòng Xuân nhận xét.
Theo ông Xuân, thay vì hỗ trợ xây dựng các cánh đồng lớn, Nhà nước nên chuyển sang hỗ trợ tất cả các chủ thể tiến hành xây dựng thương hiệu gạo cho cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Cùng với đó, Nhà nước có thể bỏ vốn đầu tư xây dựng các cánh đồng lớn khi có điều kiện.
Cũng tại hội thảo, nêu quan điểm về việc Nhà nước, Bộ ngành can thiệp giúp nông dân tiêu thụ nông sản thời gian qua, GS Xuân cho biết, việc này chỉ có tác dụng chữa đằng ngọn chứ không chữa tận gốc.
Bởi thị trường quyết định tiêu thụ cho mọi nông sản. Do vậy, sản xuất nông nghiệp duy ý chí, tự phát, không theo thị trường sẽ chỉ đem lại thiệt hại về tiền của và công sức của nông dân.
“Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hoặc mở thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mỗi sản phẩm đưa ra thị trường cần được tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hiện đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm và theo chuỗi liên kết 4 nhà” - GS Võ Tòng Xuân khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Chính nhờ sự năng động thay đổi quy mô sản xuất, nhiều cơ sở đóng ghe, xuồng ở phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường, duy trì nghề truyền thống mà còn giải quyết công ăn việc làm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.
Ông Trần Quốc Hoàn - Phó chủ tịch UBND xã Hương Giang, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết: trong hơn 10 ngày qua (từ ngày 14 - 25/11) trên địa bàn xã có 41 con gia súc của nhiều hộ dân ở xóm 3 và xóm 5 đã mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM).
Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, Đại sứ quán Canada, Trung tâm Nghiên cứu và Truyền thông Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội KH & KT Việt Nam tổ chức đối thoại chính sách "Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút đầu tư và phát triển thị trường nông sản Hà Tĩnh".
Những năm gần đây, Can Lộc thực sự quan tâm củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, tổ hợp tác, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương.
Sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến thời điểm này, xã Thạch Hưng (TP. Hà Tĩnh) mới chỉ đạt 9/19 tiêu chí, trong khi theo kế hoạch, đến cuối năm 2017, xã sẽ về đích.