Xuất khẩu gạo sang châu Phi sẽ phục hồi trong năm 2015
Kim ngạch tăng 531%
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, quý I năm 2015, KNXK gạo sang thị trường châu Phi, Tây Nam Á đạt 71,3 triệu USD, tăng đến 531% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, xuất khẩu gạo sang châu Phi chiếm 94,1%. Sau một thời gian dài sụt giảm kim ngạch, các thị trường gạo trọng điểm của Việt Nam thuộc khu vực châu Phi trong quý I là Ghana, Bờ Biển Ngà, Nam Phi đang phục hồi nhanh chóng.
Gạo Việt Nam đã bắt đầu có mặt tại châu Phi từ nhiều năm trước đây và tăng mạnh từ năm 2011 đến nay. Năm 2013 được coi là thời kỳ “hoàng kim” cho gạo Việt Nam sang châu Phi khi KNXK đạt trên 2 triệu tấn, chiếm gần 30% tổng KNXK gạo Việt Nam. Châu Phi cũng chính thức trở thành thị trường lớn thứ 2 của gạo Việt trong năm này, chỉ đứng sau Trung Quốc. Tuy nhiên, KNXK gạo sang châu Phi đã giảm nhanh chóng trong năm 2014,
chỉ đạt 425,7 triệu USD do nhu cầu của thị trường giảm và gạo Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với gạo của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan.
Những tháng đầu năm, KNXK nhóm hàng nông lâm thủy sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, những tín hiệu khả quan từ thị trường châu Phi đang mở ra những hy vọng lớn cho gạo Việt Nam. Theo các chuyên gia, nếu công tác thị trường được quan tâm đúng mức, gạo Việt Nam bảo đảm được chất lượng và giá cả cạnh tranh thì châu Phi sẽ phục hồi nhanh vào năm 2015 và đây sẽ tiếp tục là thị trường tiềm năng do nhu cầu tiêu thụ của người dân ở khu vực này còn rất lớn.
Hiện châu Phi là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới với nhu cầu trên 9 triệu tấn gạo/năm, trong đó lượng gạo nhập khẩu khoảng 6,4 - 6,5 triệu tấn/năm. Nếu tận dụng tốt, Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường đầy tiềm năng này. |
Sớm ban hành Đề án xuất khẩu gạo sang châu Phi
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo, song song với những hoạt động tổ chức các buổi gặp gỡ giữa các DN xuất khẩu Việt Nam với các thị trường có nhiều tiềm năng như Bờ Biển Ngà, Angola… hiện Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á đã xây dựng và trình Bộ Công Thương xem xét Đề án xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi.
Khi được thông qua, đề án này sẽ tạo một cú hích lớn trong xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi khi DN được hỗ trợ nhiều hơn về các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ mở kho quan ngoại tại các thị trường có nhu cầu lớn như Angola, Bờ Biển Ngà, Cameroon… để đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp, tránh những rủi ro khi xuất khẩu qua trung gian.
Để khai thác tốt hơn thị trường châu Phi, đồng thời tận dụng những cơ hội lớn từ thị trường này, Bộ Công Thương khuyến cáo, bên cạnh dòng gạo có chất lượng và giá cả trung bình, DN nên hướng thêm tới phân khúc sản phẩm có chất lượng tốt như gạo thơm, gạo đồ... bởi đây là dòng sản phẩm có nhu cầu rất lớn.
Đơn cử như Nigieria là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với khoảng 2 triệu tấn/năm, chủ yếu là gạo đồ. Tuy nhiên, lượng gạo đồ từ Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi còn thấp do chi phí sản xuất cao. Chính vì vậy, trong hoàn cảnh gạo Việt đang vấp phải sức cạnh tranh rất lớn với gạo giá rẻ từ Ấn Độ và Thái Lan. Đầu tư sản xuất các phân khúc gạo đặc thù, có chất lượng chính là “chìa khóa” giúp DN xuất khẩu tiến sâu hơn vào thị trường này.
Có thể bạn quan tâm
Đó là kết quả khảo sát mới nhất do Hiệp hội Cá tra Việt Nam công bố. Đến tháng 4-2015, địa phương đứng đầu về diện tích thả nuôi cá tra tại ĐBSCL là Đồng Tháp (393 héc-ta, sản lượng 125.362 tấn), kế đến là Bến Tre (221 héc-ta, sản lượng 40.570 tấn), An Giang xếp thứ 3 (170 héc-ta, sản lượng 69.512 tấn), đứng sau là Cần thơ (109 héc-ta, sản lượng 34.552 tấn).
Theo báo cáo của UBND TP Móng Cái (Quảng Ninh), tính đến thời điểm ngày 3-6, diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh trên địa bàn thành phố là 280,42 ha/1020 ha; số hộ bị ảnh hưởng là 383 hộ.
Sau những cơn mưa đầu mùa, người dân ở các huyện phía đông của tỉnh Tiền Giang soi ếch đồng bán được giá cao kỷ lục so với những mùa mưa trước đây. Hiện một kg ếch ở các chợ xã, huyện trong tỉnh được thương lái thu mua với giá 100.000 - 110.000 đồng/kg, sau đó bán lại với giá từ 130.000 - 150.000 đồng/kg.
Thu nhập 6 triệu đồng/lần xuất chuồng bán là lợi nhuận có được từ mô hình nuôi thỏ New Zealand của anh Hồ Hoàng Tân, khu vực 2, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ (ảnh).
Nghệ An là một trong số ít địa phương có số lượng gấu nuôi nhốt nhiều nhất cả nước vì có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, gần đây do nhu cầu dùng mật gấu không còn nhiều, cộng thêm các quy định về quản lý và bảo vệ loài động vật này nên số lượng gấu nuôi giảm nhanh chóng. Điều đáng buồn là số gấu nuôi giảm không phải do được trả về lại môi trường tự nhiên, mà giảm vì bị giết thịt nấu cao…