Xuất khẩu gạo sang châu Phi sẽ phục hồi trong năm 2015

Kim ngạch tăng 531%
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, quý I năm 2015, KNXK gạo sang thị trường châu Phi, Tây Nam Á đạt 71,3 triệu USD, tăng đến 531% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, xuất khẩu gạo sang châu Phi chiếm 94,1%. Sau một thời gian dài sụt giảm kim ngạch, các thị trường gạo trọng điểm của Việt Nam thuộc khu vực châu Phi trong quý I là Ghana, Bờ Biển Ngà, Nam Phi đang phục hồi nhanh chóng.
Gạo Việt Nam đã bắt đầu có mặt tại châu Phi từ nhiều năm trước đây và tăng mạnh từ năm 2011 đến nay. Năm 2013 được coi là thời kỳ “hoàng kim” cho gạo Việt Nam sang châu Phi khi KNXK đạt trên 2 triệu tấn, chiếm gần 30% tổng KNXK gạo Việt Nam. Châu Phi cũng chính thức trở thành thị trường lớn thứ 2 của gạo Việt trong năm này, chỉ đứng sau Trung Quốc. Tuy nhiên, KNXK gạo sang châu Phi đã giảm nhanh chóng trong năm 2014,
chỉ đạt 425,7 triệu USD do nhu cầu của thị trường giảm và gạo Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với gạo của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan.
Những tháng đầu năm, KNXK nhóm hàng nông lâm thủy sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, những tín hiệu khả quan từ thị trường châu Phi đang mở ra những hy vọng lớn cho gạo Việt Nam. Theo các chuyên gia, nếu công tác thị trường được quan tâm đúng mức, gạo Việt Nam bảo đảm được chất lượng và giá cả cạnh tranh thì châu Phi sẽ phục hồi nhanh vào năm 2015 và đây sẽ tiếp tục là thị trường tiềm năng do nhu cầu tiêu thụ của người dân ở khu vực này còn rất lớn.
Hiện châu Phi là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới với nhu cầu trên 9 triệu tấn gạo/năm, trong đó lượng gạo nhập khẩu khoảng 6,4 - 6,5 triệu tấn/năm. Nếu tận dụng tốt, Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường đầy tiềm năng này. |
Sớm ban hành Đề án xuất khẩu gạo sang châu Phi
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo, song song với những hoạt động tổ chức các buổi gặp gỡ giữa các DN xuất khẩu Việt Nam với các thị trường có nhiều tiềm năng như Bờ Biển Ngà, Angola… hiện Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á đã xây dựng và trình Bộ Công Thương xem xét Đề án xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi.
Khi được thông qua, đề án này sẽ tạo một cú hích lớn trong xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi khi DN được hỗ trợ nhiều hơn về các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ mở kho quan ngoại tại các thị trường có nhu cầu lớn như Angola, Bờ Biển Ngà, Cameroon… để đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp, tránh những rủi ro khi xuất khẩu qua trung gian.
Để khai thác tốt hơn thị trường châu Phi, đồng thời tận dụng những cơ hội lớn từ thị trường này, Bộ Công Thương khuyến cáo, bên cạnh dòng gạo có chất lượng và giá cả trung bình, DN nên hướng thêm tới phân khúc sản phẩm có chất lượng tốt như gạo thơm, gạo đồ... bởi đây là dòng sản phẩm có nhu cầu rất lớn.
Đơn cử như Nigieria là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với khoảng 2 triệu tấn/năm, chủ yếu là gạo đồ. Tuy nhiên, lượng gạo đồ từ Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi còn thấp do chi phí sản xuất cao. Chính vì vậy, trong hoàn cảnh gạo Việt đang vấp phải sức cạnh tranh rất lớn với gạo giá rẻ từ Ấn Độ và Thái Lan. Đầu tư sản xuất các phân khúc gạo đặc thù, có chất lượng chính là “chìa khóa” giúp DN xuất khẩu tiến sâu hơn vào thị trường này.
Related news

Sau khi Tỷ "đường" (Vi Ngươn Thạnh) trùm kinh doanh đường cát lậu tại TP Châu Đốc, tỉnh An Giang bị công an bắt giữ, triệt phá đường dây nhập lậu đường cát từ Thái Lan qua Campuchia vào Việt Nam nhiều năm qua; đồng thời lực lượng chống buôn lậu ở các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL tăng cường tuần tra kiểm soát, các Cty mía đường ở ĐBSCL cho biết giá đường trong khu vực có dấu hiệu tăng giá nhẹ.

Nhận thấy thị hiếu ngày càng cao của người dân, cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, người dân Đắc Sở đã chuyển đổi sang trồng cây phật thủ. Hiện nay, gần 80% hộ dân của xã đều trồng loại cây “hái ra tiền” này. Một sào đất có thể trồng được từ 20 – 25 cây, trồng thẳng hàng.

Năm 2014, Xí nghiệp Thức ăn chăn nuôi thủy sản Afiex đã sản xuất hơn 70.000 tấn thức ăn chăn nuôi đưa ra thị trường, với các loại sản phẩm: Thức ăn cho heo, cá giống, vịt đẻ, cá có vẩy… đạt doanh số gần 1.000 tỷ đồng. Sản phẩm của xí nghiệp liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, Top 10 thương hiệu – nhãn hiệu chăn nuôi nổi tiếng Việt Nam 2014.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 vừa qua, thời tiết thuận lợi, giá cả một số loại thủy sản tăng đã khuyến khích ngư dân ra khơi bám biển. Trong năm, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau gần 480.000 tấn, đạt 104% kế hoạch, tăng 5,7% so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Thuận (tổ dân phố Hậu Phước, phường Ninh Hà) cho biết: “Nuôi tôm trái vụ nếu gặp thời tiết thuận lợi thì có lãi, nhưng gặp mưa bão thì mất trắng. Cũng vì sự bấp bênh ấy mà người dân không dám thả nuôi nhiều”. Năm 2013, 2 vụ nuôi chính, gia đình ông Thuận thua lỗ hơn 100 triệu đồng. Sau đó, gia đình ông tiếp tục thả nuôi vụ phụ vào mùa đông với 15 vạn con tôm thẻ chân trắng, 6.000 con cua, 3.000 con cá dìa.