Chú trọng vai trò các HTX sản xuất nông, lâm nghiệp ở Quang Bình

Đến nay, trên địa bàn huyện có 3 HTX dịch vụ nông nghiệp gồm: HTX Thống Nhất sản xuất cung ứng cây giống, HTX Trung Thành dịch vụ nông nghiệp và HTX Chúc Thanh dịch vụ cây, con giống; 11 HTX chế biến nông, lâm sản; tiêu biểu như HTX Xuân Mai, Cao Nguyên. Ngoài ra, còn 29 HTX hoạt động trong các lĩnh vực khác.
Để các HTX nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động; huyện Quang Bình đã thống kê, rà soát số lượng HTX hiện có trên địa bàn để kiện toàn, củng cố lại theo Luật HTX năm 2012. Đồng thời phối hợp vận động liên doanh, liên kết sản xuất giữa các HTX với nhau và với các thành phần kinh tế khác để mở rộng đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX ổn định và có hiệu quả. Ban quản trị HTX năng động, sang tạo, nắm bắt nhanh chóng nhu cầu của thị trường, đảm bảo đầu ra tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho xã viên. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Quang Bình năm 2014 đạt trên 16 triệu đồng/người/năm, lương thực bình quân đầu người đạt trên 600 kg/người/năm.
HTX Thống Nhất (thôn Nà Tho, xã Tân Bắc) là một điển hình trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhiệm vụ chính của HTX là sản xuất, cung ứng cây giống. Bắt đầu hoạt động từ năm 2004 đến nay, trung bình mỗi năm HTX đưa ra thị trường từ 100 – 200 vạn cây giống các loại: chè shan tuyết, keo, mỡ, bồ đề, quế, trám lùn, cam ghép,...
Ông Nguyễn Đình Trá, Chủ nhiệm HTX Thống Nhất cho biết: “Trước kia, tôi là công nhân lâm nghiệp, tích lũy được một số kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây giống. Do thấy nhu cầu đòi hỏi về cây giống nông, lâm nghiệp của địa phương, đáp ứng yêu cầu phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; đồng thời, tạo nguồn nguyên liệu tập trung cho các HTX, xưởng chế biến chè, ván ép, gỗ tiêu dùng và tạo việc làm cho người lao động tại địa phương, nên tôi đã mạnh dạn đứng ra thành lập HTX này. Cây giống của HTX luôn đảm bảo uy tín, chất lượng, đã tạo được sự tin tưởng trong bà con nhân dân, nguồn ra là các HTX, phân xưởng chế biến gỗ, chè nên bà con không lo thiếu nguồn tiêu thụ.
Không chỉ cung cấp cây giống cho bà con nhân dân trong xã, các dự án của huyện, mà HTX còn nhận được nhiều đơn đặt hàng từ khắp các huyện trong tỉnh như: Bắc Quang, Xín Mần,.. và các tỉnh khác như Quảng Ninh, Lào Cai”. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, tổng thu nhập của HTX Thống Nhất đạt trên 1 tỷ đồng/ năm, đảm bảo việc là cho hơn 10 công nhân thường xuyên và 40 công nhân thời vụ (3 – 4 tháng cuối năm) với mức lương trung bình 3 triệu đồng/người/ tháng. Hiện tại, vườn ươm của HTX đang tập trung trồng 13 vạn cây cam ghép tiêu chuẩn VietGap theo dự án cam sạch của huyện Quang Bình năm 2015, dự kiến nếu thành công thì thu nhập năm nay của HTX sẽ gấp 3, 4 lần (khoảng từ 3 – 4 tỷ đồng).
Anh Tăng Trung In, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ vay vốn và giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động của các HTX, đặc biệt là các HTX sản xuất nông, lâm nghiệp. Đồng thời UBND huyện đang chỉ đạo triển khai một số chương trình, dự án trồng rừng, trồng cam ghép tạo thương hiệu cam Quang Bình và trồng chè theo hướng VietGap tại xã Xuân Minh, sản xuất chè hữu cơ ở xã Tiên Nguyên”.
Đến Quang Bình hôm nay, trải rộng trước mắt tôi là những đồng lúa, nương ngô xanh, xen lẫn những ngôi nhà khang trang, hiện đại, đời sống của người dân nơi đây đang thay da đổi thịt từng ngày nhờ phong trào phát triển các loại hình HTX sản xuất nông, lâm nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Ngọc Tuyên, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thọ (Phù Mỹ - Bình Định), cho biết: Do thiếu nước tưới, vụ bắp vừa qua nông dân Mỹ Thọ chỉ trồng 79 ha bắp xen với cây hành, giảm 31 ha so cùng vụ năm ngoái. Tuy thời tiết nắng nóng kéo dài, gây khó khăn cho sản xuất, nhưng diện tích nào đã trồng thì bà con nông dân vẫn kéo điện ra đồng khai thác mạch nước ngầm để tưới, nên năng suất bắp đạt khá cao.

Những ngày qua, 14 hộ nông dân ở ấp Bình Đông Trung, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây đang “khóc dở” vì đã trồng giống ớt mới có tên là Hồng Hạc 2 của Công ty TNHH Giống cây trồng Long Hoàng Gia, địa chỉ 922/8 Cách mạng Tháng Tám, phường 5, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Những năm gần đây, số lượng tàu thuyền làm nghề khai thác ở vùng biển xa bờ của Bình Thuận đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, dịch vụ hậu cần trên biển cho ngư dân (tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thu mua hải sản) vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của những chuyến đánh bắt cũng như ngành thủy sản của địa phương.

Đầu tháng 10-2014, tiến sĩ Thomas Sutton, kiểm dịch viên cao cấp của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ, đã đến Bến Tre và Đồng Tháp để đánh giá lần cuối trước khi cấp mã số vùng trồng nhãn cho nông dân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ.

Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cấp hội nông dân trong tỉnh còn phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ, thúc đẩy hội viên, nông dân cải thiện cuộc sống. Qua đó, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa hội viên với tổ chức hội; đồng thời, củng cố vững chắc hơn vị thế của Hội trong sự phát triển KT - XH của địa phương.