Gỡ khó cho con tôm Cà Mau
Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ở loại hình nuôi tôm công nghiệp là 233,17 ha; trong đó bệnh gan tụy là 146,99 ha, bệnh đốm trắng 25,31 ha. Trên tôm nuôi quảng canh cải tiến và quảng canh truyền thống là 1.450,5 ha, tăng 240 ha so với tháng trước.
Qua khảo sát trực tiếp vùng nuôi, nắm bắt tình hình nuôi, nghe những chia sẻ của nông dân nuôi tôm trước những khó khăn trên, nhiều giải pháp được lãnh đạo các sở ngành như Chi cục Thú y, Phòng NN&PTNT các huyện chia sẻ, như tăng cường kiểm soát giá và chất lượng vật tư đầu vào, người nuôi cần tuân thủ khuyến cáo lịch thời vụ của ngành chuyên môn; nuôi mật độ thưa để giảm chi phí, tăng sản lượng và lợi nhuận…
Có thể bạn quan tâm
Do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng ngay từ đầu hè nên nhiều diện tích chè tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái bị cháy búp, gây thiệt hại lớn.
Việc hướng nông dân làm theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là hết sức bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.
Theo tính toán của Cục trồng trọt Bộ NN&PTNT, tới đây, sẽ có 4.000 tỷ đồng hỗ trợ người trồng lúa. Khoản chi này sẽ được lấy từ ngân sách nhà nước hàng năm để giúp người trồng lúa theo nghị định số 42 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất lúa có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây.
Nhiều năm trước, cũng như nhiều người dân địa phương, gia đình ông Bùi Đức Công ở xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai chỉ trồng những loại cây ăn trái giống cũ nên năng suất và thu nhập thấp. Kể từ khi ông áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cây trồng phù hợp bằng những loại giống cây trồng mới đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 - 5 lần.
Từ nhiều năm nay, bà con nông dân ở các tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An …và một số tỉnh ở miền Đông Nam bộ đã phấn khởi nhờ trồng ớt chỉ thiên mang lại hiệu quả đáng kể. Mặc dù, hiện nay giá ớt trên thị trường đôi lúc biến động, nhưng đa số bà con đều thu nhập cao hơn so với trồng lúa.