Xuất Khẩu Gạo Giảm Mạnh
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng gạo xuất khẩu tháng 2 ước đạt 200.000 tấn với giá trị 90 triệu USD.
Như vậy, khối lượng xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm giảm 33% và giảm 34,0% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đây được coi là mức giảm mạnh nhất trong suốt hơn một năm qua.
Giá gạo xuất khẩu bình quân tháng 1 đạt 470,5 USD/tấn, giảm 1,36% so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân là do thị trường những tháng đầu năm còn ảm đạm, nhu cầu trong khu vực giảm, lượng hợp đồng từ năm ngoái gối đầu sang đầu năm nay khá thấp.
Đáng chú ý hơn, Trung Quốc - thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, sẽ kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu theo hình thức qua biên giới và tăng cường nhập khẩu gạo theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung giá thấp nên xuất khẩu gạo 2015 sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
Để giảm áp lực tiêu thụ, ổn định thị trường, hồi đầu tháng 2, Thủ tướng đã ra quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ Đông - Xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thời hạn mua tạm trữ từ 1/3 đến 15/4/2015. Cho vay mua tạm trữ lúa, gạo trong thời gian tối đa 6 tháng kể từ ngày mua tạm trữ đến hết 31/8/2015. Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua lúa, gạo tạm trữ với thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa là 4 tháng.
Có thể bạn quan tâm
Không quá khó trong việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới (NTM) khi mà cả hệ thống chính trị vào cuộc cũng như người dân đã cảm nhận được NTM là để xây dựng cuộc sống cho chính họ, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường đã khẳng định như vậy trong cuộc trò chuyện với Đại Đoàn Kết.
Từ khi liên kết cùng nhau rồi hợp tác với doanh nghiệp, nhiều nông dân trồng bưởi tạo hình ở miền Tây phất lên thấy rõ.
Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, sản lượng cà phê niên vụ 2015-2016 có khả năng giảm từ 20% trở lên so với kế hoạch.
Ngay từ đầu vụ tôm, thời tiết không thuận lợi đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng tôm tại Kiên Giang, khiến ngành thủy sản tỉnh phải thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng tôm cả năm 2015
“Tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có dấu hiệu gia tăng và đáng báo động”.