Sản Lượng Bí Đỏ Cô Tiên Giảm Vì Nắng Nóng
Huyện Mường Khương (Lào Cai) vừa tổ chức đợt thu hoạch bí đỏ Cô tiên, năng suất bình quân ước đạt 95 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 237 tấn.
Bí đỏ Cô tiên có xuất xứ từ Đài Loan do Công ty TNHH Mường Hoa, Hợp tác xã Mai Anh (Lào Cai) cung cấp, được gieo trồng tại huyện Mường Khương trong vụ vừa qua với tổng diện tích 56,4 ha. Có 8 xã, thị trấn tham gia trồng hai giống bí này.
Bí đỏ Cô tiên dễ trồng, chăm sóc đơn giản và phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Mường Khương. Tuy nhiên, do nắng nóng kéo dài, nên chỉ có 25 ha/56,4 ha bí cho thu hoạch.
Một nguyên nhân khác là do người dân trồng chưa đúng kỹ thuật, lượng hạt giống 0,7 kg/ha, nhưng thực tế, các hộ đã nâng lên 1,5 – 2 kg hạt giống/ha.
Mặc dù diện tích thực thu đạt thấp, nhưng do Công ty TNHH Mường Hoa cam kết thu mua với giá 4.000 đồng/kg, nên bà con vẫn có thu trung bình khoảng 40 triệu đồng/ha.
Ước tính, vụ bí xuân năm 2014, nông dân Mường Khương sẽ thu được 900 triệu đồng.
Theo kế hoạch, vụ hè thu năm 2014, diện tích trồng bí Cô tiên tại huyện Mường Khương sẽ được mở rộng lên 68 ha.
Có thể bạn quan tâm
Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...
Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.
Năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” tại xã Xuân Châu (Thọ Xuân) với quy mô 5 ha, 5 hộ tham gia bằng giống mía Quế Đường 94-119.
Chỉ dẫn địa lý (geographical Indication- GI) trên sản phẩm sẽ chỉ rõ một sản phẩm có nguồn gốc ở một vùng hoặc một địa danh cụ thể và gắn liền với những phương thức sản xuất truyền thống có danh tiếng.
Trước đó, Bộ NN-PTNT cũng cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cho các loại bắp BĐG NK603 và MON 89034 của Công ty Dekalb VN; GA21 và MIR162 của Công ty Syngenta VN. Như vậy các quy trình cấp phép đã gần như hoàn tất và những giống bắp biến đổi gien có thể đưa vào sản xuất đại trà từ năm 2015.