Xuất Khẩu Đường Qua Trung Quốc Bị Ách Tắc

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) hiện doanh nghiệp không thể xuất khẩu đường sang Trung Quốc vì giá đường trong nước cao hơn.
Cụ thể, giá bán buôn đường (có thuế giá trị gia tăng) tại nhà máy đường trong tuần qua ở miền Bắc là 11.163 – 12.350 đồng/kg, miền Trung, Tây Nguyên là 12.100 – 12.385 đồng/kg, còn các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL dao động từ 11.700 – 12.150 đồng/kg. Đây là mức giá cao hơn giá đường tại thị trường nội địa Trung Quốc.
Vì thế, cánh cửa xuất khẩu duy nhất của doanh nghiệp đường Việt Nam lâu nay tạm thời bị tắc, phần nào khiến lượng đường tồn kho tại các nhà máy tăng, nhất là khi đang vào vụ ép mía 2014/2015.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn đang nhập đường do giá thế giới thấp.
Một nguồn tin từ Cục Chế biến nông lâm và thủy sản cho biết, thời gian qua, giá đường trên thị trường thế giới giảm liên tục nên Bộ Công Thương đã cấp hạn ngạch để doanh nghiệp nhập đường với giá rẻ.
Trong số 77.200 tấn đường nhập khẩu theo cam kết WTO của năm 2014, có 40.000 tấn đường thô được nhập về để tinh chế, còn lại là đường trắng. Hiện giá đường giao dịch trên sàn hàng hóa Luân Đôn, Anh giao vào tháng 3-2015 là gần 421 đô la Mỹ/tấn, giảm hơn 50 đô la Mỹ/tấn so với mấy tháng trước đây.
Lâu nay, cứ đến sau tháng 8 hằng năm là Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN –PTNT) thống nhất thời gian nhập khẩu đường theo hạn ngạch. Tuy nhiên, năm nay, do lượng đường tồn kho vào thời điểm đó còn lớn nên hai bộ vẫn chưa ấn định thời gian cho nhập khẩu đường theo hạn ngạch của năm 2014.
Thống kê của VSSA, tính đến ngày 21-11, lượng đường tồn kho tại các máy máy hơn 124.500 tấn, tại các doanh nghiệp thương mại thuộc hiệp hội là gần 8.580 tấn.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/72959/xuat-khau-duong-qua-trung-quoc-bi-ach-tac.htm#.VHgV4I0cTDc
Có thể bạn quan tâm

Ông Đặng Đình Thông, xóm 1, xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, nhờ giống ngô mới mà 5 sào ngô gia đình ông thu được hơn 20 triệu đồng, trừ chi phí giống, vật tư, công lao động còn lãi 12 triệu đồng.

UBND tỉnh vừa phê duyệt Quy hoạch sản xuất, chế biến và lưu thông muối tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đây là 1 trong 3 mô hình nằm trong dự án CRSD được thực hiện trên địa bàn huyện này nhằm góp phần tái tạo nguồn sò huyết đặc sản đã bị khai thác cạn kiệt ở đầm Ô Loan.

Giống lúa ĐS1, Akita Komachi và Hananomai có nguồn gốc từ Nhật Bản trồng trên cánh đồng của huyện Tây Hòa, Đông Hòa và miền núi Sông Hinh. Đây là vụ đầu tiên đưa vào sản xuất mô hình lúa giống chất lượng tốt, qua đó tuyển chọn giống phù hợp để triển khai sản xuất đại trà nhằm xây dựng thương hiệu cánh đồng lúa Tuy Hòa chất lượng cao.

Theo dự báo năm nay, tình hình khô hạn sẽ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra, Sở NN&PTNT khuyến cáo nông dân huyện Thuận Nam tạm ngưng sản xuất vụ hè-thu năm 2014.