Xuất Khẩu Đường Qua Trung Quốc Bị Ách Tắc

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) hiện doanh nghiệp không thể xuất khẩu đường sang Trung Quốc vì giá đường trong nước cao hơn.
Cụ thể, giá bán buôn đường (có thuế giá trị gia tăng) tại nhà máy đường trong tuần qua ở miền Bắc là 11.163 – 12.350 đồng/kg, miền Trung, Tây Nguyên là 12.100 – 12.385 đồng/kg, còn các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL dao động từ 11.700 – 12.150 đồng/kg. Đây là mức giá cao hơn giá đường tại thị trường nội địa Trung Quốc.
Vì thế, cánh cửa xuất khẩu duy nhất của doanh nghiệp đường Việt Nam lâu nay tạm thời bị tắc, phần nào khiến lượng đường tồn kho tại các nhà máy tăng, nhất là khi đang vào vụ ép mía 2014/2015.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn đang nhập đường do giá thế giới thấp.
Một nguồn tin từ Cục Chế biến nông lâm và thủy sản cho biết, thời gian qua, giá đường trên thị trường thế giới giảm liên tục nên Bộ Công Thương đã cấp hạn ngạch để doanh nghiệp nhập đường với giá rẻ.
Trong số 77.200 tấn đường nhập khẩu theo cam kết WTO của năm 2014, có 40.000 tấn đường thô được nhập về để tinh chế, còn lại là đường trắng. Hiện giá đường giao dịch trên sàn hàng hóa Luân Đôn, Anh giao vào tháng 3-2015 là gần 421 đô la Mỹ/tấn, giảm hơn 50 đô la Mỹ/tấn so với mấy tháng trước đây.
Lâu nay, cứ đến sau tháng 8 hằng năm là Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN –PTNT) thống nhất thời gian nhập khẩu đường theo hạn ngạch. Tuy nhiên, năm nay, do lượng đường tồn kho vào thời điểm đó còn lớn nên hai bộ vẫn chưa ấn định thời gian cho nhập khẩu đường theo hạn ngạch của năm 2014.
Thống kê của VSSA, tính đến ngày 21-11, lượng đường tồn kho tại các máy máy hơn 124.500 tấn, tại các doanh nghiệp thương mại thuộc hiệp hội là gần 8.580 tấn.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/72959/xuat-khau-duong-qua-trung-quoc-bi-ach-tac.htm#.VHgV4I0cTDc
Related news

Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”, do thạc sĩ Lê Trần Như Thảo, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thực hiện.

Nắng hạn kéo dài đã khiến nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng, trong đó có mía và mì. Nông dân địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu giống mía, mì cho vụ sản xuất mới.

Dịch bệnh trên cây màu tăng Các loại cây chuyển đổi là: mít, dừa, bưởi, cam, xoài, nhãn Ido, chôm chôm, ổi, thanh long, đu đủ…

Ông Đinh Đoan Lởi, ngụ tại xã Suối Cao (huyện Xuân Lộc) là một trong những nông dân đi tiên phong ở tỉnh Đồng Nai thành công trong việc ghép cải tạo, trẻ hóa vườn xoài già cỗi. Ông Lởi chia sẻ: “Những gốc xoài ba mùa mưa gần 20 năm già cỗi, giá giống xoài này lại thấp nên thường phải chặt bỏ. Nhưng tôi đã tận dụng những gốc xoài này để ghép các giống xoài cát Hòa Lộc, xoài Thái đang được thị trường ưa chuộng, bán với giá cao”.

Trong nuôi hàu, việc chọn vị trí nuôi rất quan trọng, quyết định thắng lợi của việc nuôi. Vùng nuôi phải là ở vùng cửa sông, ít sóng gió, có độ mặn 20-30 phần nghìn, pH thích hợp 7,5-8,5. Nguồn nước sạch, nước lưu thông (có dòng chảy nhẹ), màu nước xanh có nhiều sinh vật phù du. Độ sâu nên chọn vùng hạ triều, chất đáy tương đối cứng.