Xuất Khẩu Dừa Tươi Sang Nhật, Hàn Quốc...

Công ty An Phú APP (TP.HCM) cho biết sau khi xuất khẩu thành công sang thị trường Canada và Mỹ, đơn vị vừa xuất 600 trái dừa tươi sang Nhật Bản.
Ông Nguyễn Văn Thành, chủ tịch HĐQT công ty này cũng cho biết, ngoài ra, đơn vị cũng vừa hợp đồng xuất khẩu dừa tươi sang Hàn Quốc và Trung Quốc trong tháng tới với số lượng trên 30.000 trái/tuần.
Theo ông Thành, tại nhiều nước, dừa tươi được dùng trong ẩm thực và giải khát nên nhu cầu của thị trường rất lớn.
Trong khi đó, theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, sau nhãn và vải vừa được Mỹ mở cửa, nếu không có gì thay đổi, cuối năm nay hoặc đầu năm sau xoài và vú sữa sẽ là hai loại trái cây tiếp theo được vào thị trường này.
Có thể bạn quan tâm

Sau Tết Nguyên đán, các hộ chăn nuôi của huyện Yên Phong (Bắc Ninh) tập trung cho việc tái đàn và phát triển chăn nuôi trở lại. Đây lại là thời điểm chuyển mùa, khiến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có diễn biến phức tạp, các đơn vị chức năng khuyến cáo người chăn nuôi thận trọng trong việc tái đàn và chủ động phòng, chống dịch bệnh.

Tại huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) có một loại cây vẫn vươn lên xanh tươi trong những ngày nắng hạn đó là cây xương rồng nopal. Đây chính là giải pháp thức ăn trong mùa hạn cho đàn cừu hàng nghìn con của gia đình ông Dương Đình Thế, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam.

Theo tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), những ngày vừa qua đã tiếp tục ghi nhận thêm một ổ dịch cúm gia cầm tại TP Cần Thơ.
Ngày 13/4, ông Nguyễn Đức Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), cho biết, địa phương đang xây dựng mô hình hỗ trợ cho người nông dân chăn nuôi bò sữa.

Trong khi nhiều hộ nuôi heo rừng ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) khó nắm bắt kỹ thuật nuôi heo rừng thuần chủng và lúng túng trong việc tìm đầu ra thì ông Trần Văn Hiến (thôn Thạnh Đức) đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển quy mô đàn heo rừng lên đến hàng trăm con, trở thành gia đình nuôi heo rừng có quy mô lớn tại huyện miền núi này.