Cục BVTV Chỉ Đạo Phòng, Chống Bệnh Bạc Lá

Cục BVTV vừa có công văn số 1602 gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố về việc phòng, chống bệnh bạc lá.
Theo Cục BVTV, trong những năm gần đây, bệnh bạc lá lúa có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong vụ hè thu, vụ mùa tại các tỉnh ven biển phía Bắc. Năm 2012, diện tích lúa bị bệnh bạc lá ở các địa phương tăng từ 35 - 70% so với những năm trước.
Bệnh có khả năng gây hại cho cây lúa ở tất cả các thời kỳ và các bộ phận của cây lúa, phổ biến nhất là hại bộ lá và lá đòng vào giai đoạn đòng – trỗ - chín sữa, năng suất có thể giảm từ 25 - 50%, thậm chí là mất trắng.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh. Giải pháp quan trọng nhất là phòng, chống bệnh bằng cách lựa chọn giống lúa và áp dụng các biện pháp canh tác, kỹ thuật. Cục BVTV đề nghị các địa phương tập trung một số nội dung sau:
1. Đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI), 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, quản lý dịch hại IPM, tập trung vào các biện pháp gieo cấy thưa, bón phân cân đối, bón tập trung “nặng đầu nhẹ cuối”, không bón thừa, bón muộn…
Đối với những vùng thường xuyên có bệnh cần rà soát, điều chỉnh cơ cấu giống, sử dụng giống có khả năng chống chịu, ít nhiễm bệnh. Bố trí thời vụ hợp lý để giai đoạn lúa đòng – trỗ - chín ít gặp mưa giông lớn.
2. Khi bệnh xuất hiện phải dừng ngay bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá và luôn giữ nước trong ruộng. Bệnh đã xuất hiện thì phun thuốc ít hiệu quả, nhưng tại những vùng có nguy cơ cao có thể sử dụng một số thuốc có trong danh mục.
3. Phối hợp với cơ quan truyền thông, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người sản xuất các biện pháp chủ động phòng chống. Hạn chế tối đa thuốc BVTV, đảm bảo ATTP.
4. Dự báo chính xác, cảnh báo kịp thời dịch hại. Tăng cường kiểm tra việc buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn.
5. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 485/CT-BNN-BVTV ngày 6/2/2013 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc tăng cường phòng trừ chuột bảo vệ mùa màng. Theo dõi và phòng trừ kịp thời sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng. Hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu hóa học giai đoạn lúa đẻ nhánh. Chỉ đạo xuống giống thu đông 2013 tập trung, đồng loạt, né rầy.
Thường xuyên báo cáo kết quả về Cục BVTV để phối hợp xử lý
Có thể bạn quan tâm

Mận (roi) là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, mận được trồng phổ biến ở miền Tây và Đông Nam Bộ, thích hợp ở nhiệt độ từ 28 - 30oC.

Nhiều năm qua, nông dân trồng lúa ở Cà Mau sử dụng phân bón không theo một công thức nào mà chỉ bón theo cảm tính nên chi phí dành cho các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chiếm khá lớn. Việc áp dụng công thức phân bón cho cây lúa tại ấp 6, xã Khánh Hòa đã mang lại triển vọng giảm chi phí sản xuất của một vụ lúa…

Cuối tháng 10-2012, thực hiện chuyển giao mô hình sản xuất cấp huyện, Hội Nông dân huyện Ninh Sơn ký kết hợp đồng kinh tế với ông Cao Ngọc Sinh Yên (Phan Rang – Tháp Chàm) triển khai thí điểm mô hình trồng hoa lan (loại Dendro) tại khu phố 6, thị trấn Tân Sơn. Sau gần 7 tháng thực hiện, mô hình đã mang lại nhiều tín hiệu vui cho người trồng.

Ngày 21/6, UBND huyện Bảo Lâm phối hợp với Công ty TNHH Sygenta Việt Nam tổ chức hội thảo đầu bờ giới thiệu mô hình trình diễn giống ngô lai F1 NK 54.

Sản xuất tôm giống, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng giống đang phát triển mạnh tại tỉnh ta. Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) tỉnh khẳng định: Là nơi tạo ra con giống chất lượng cao, Ninh Thuận vẫn đứng vị trí số 1 trong nước về sản xuất tôm giống. Điều đó có thể thấy rõ khi các chủ trang trại nuôi tôm phía Nam đang có xu hướng đến Ninh Thuận tìm mua hoặc đầu tư nuôi giống.