Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Lợi Cao Từ Nuôi Bò Lai

Thu Lợi Cao Từ Nuôi Bò Lai
Ngày đăng: 17/10/2013

Những năm gần đây, được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các ngành, các cấp, nông dân ở xã Châu Hưng (Bình Đại - Bến Tre) đã từng bước chuyển đổi, thay thế dần giống bò địa phương sang hướng nuôi bò lai, có giá trị kinh tế cao.

Điển hình trong việc tìm giống bò mới, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có anh Nguyễn Tấn Kim Khánh, ở ấp Hưng Nhơn. Vào năm 2003, trong khi phần lớn nông dân của xã tập trung chuyển đổi các diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang chuyên canh, luân canh rau màu, cây ăn trái, thì gia đình anh Khánh đã chọn mô hình chăn nuôi bò làm nguồn thu nhập chính. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm trong việc chọn giống, nên anh Khánh đã đầu tư vốn mua 6 con bò giống địa phương về nuôi, lợi nhuận không cao.

Năm 2004, qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi và nghe thông tin từ báo, đài về các giống bò lai, anh Khánh bắt đầu chuyển đổi dần những con bò địa phương sang những con bò đã được lai với các giống ngoại có trọng lượng từ 600 đến trên 1.000 kg/con như: lai-sind, Red-Angus, bò cọp. Vừa qua, gia đình anh bán ra được 2 con bò đực, thu về trên 95 triệu đồng, sau khi khấu hao chi phí, anh còn lãi hơn 45 triệu đồng. Hiện trong chuồng bò của gia đình đang có 4 con bò đực lai và 2 con nái.

Anh Khánh cho biết: Nuôi bò không mất nhiều thời gian, công chăm sóc và chi phí thức ăn, bởi tận dụng được nguồn cỏ trồng xen trong vườn nhãn và nước hèm kháp rượu của gia đình. Nuôi bò lai cần quan tâm đến khâu vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa các dịch bệnh thường xuất hiện như: bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng, các bệnh nội, ngoại ký sinh trùng…


Có thể bạn quan tâm

Tủa Chùa Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Tủa Chùa Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp

Xác định tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua với nhiều giải pháp đồng bộ, huyện Tủa Chùa đã tích cực chỉ đạo người dân thâm canh, phát triển kinh tế. Đến nay, trình độ áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bà con vùng cao còn nhiều khó khăn

29/06/2013
Tăng Thu Nhập Từ Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Tăng Thu Nhập Từ Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Hộ chú Trần Văn Hạnh ngụ ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi là một trong những người đã “biết nuôi” và thành công trong việc chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm sạch, giữ gìn môi trường sinh thái.

29/06/2013
Cấp Bách Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Cấp Bách Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Công diện số 16/CĐ-UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi.

30/06/2013
Thực Hiện Các Giải Pháp Đồng Bộ Chủ Động Sản Xuất Nông Nghiệp Thực Hiện Các Giải Pháp Đồng Bộ Chủ Động Sản Xuất Nông Nghiệp

Năm 2011, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh diễn biến bất thường... Để sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng, đặc biệt là nông dân đã cố gắng khắc phục khó khăn, chủ động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tập trung mọi nguồn lực thâm canh cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực.

30/06/2013
Hạ Lang Khai Thác Tiềm Năng, Lợi Thế Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá Hạ Lang Khai Thác Tiềm Năng, Lợi Thế Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá

Nhằm khai thác triệt để, tiềm năng lợi thế về các điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá, từ năm 2006, huyện Hạ Lang tiến hành ký kết hợp đồng với huyện Long Châu (Trung Quốc) phát triển trồng mía nguyên liệu xuất khẩu với quy mô đến năm 2015 trồng 1.200 ha.

30/06/2013