Xuất khẩu cao su, cà phê cùng sụt giảm

Cụ thể, 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt 519 nghìn tấn, giá trị đạt 760 triệu USD, tăng 13,6% về khối lượng nhưng giảm 9,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá cao su xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm đạt 1.457 USD/tấn, giảm 22,28% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm, chiếm 72,4% thị phần. So với cùng kỳ năm 2014, giá trị xuất khẩu cao su 6 tháng đầu năm tăng ở hai thị trường là Trung Quốc (21,9%) và Ấn Độ (23,1%), còn lại đều giảm ở 8 thị trường chính.
Tại thị trường trong nước, so với tháng 6, giá cao su thành phẩm trong tháng 7 giảm đáng kể. Cụ thể, tại Bình Phước, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương giá cao su thành phẩm biến động như sau: Cao su SVR 3L giảm từ 28.600 đ/kg xuống còn 27.700 đ/kg; cao su SVL10 giảm từ 23.600 đ/kg xuống còn 22.800 đ/kg.
Không chỉ cao su thành phẩm, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước tháng 7 cũng giảm, từ 9.920 đ/kg xuống còn 8.000 đ/kg.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giá cao su giảm thấp trong bối cảnh u ám của thị trường cao su thế giới do cán cân cung cầu cao su thiên nhiên mất cân đối bởi nguồn cung cao su thiên nhiên tăng nhanh trong những năm gần đây.
Ngoài cao su, mặt hàng cà phê cũng không mấy khả quan khi tính đến hết tháng 7, khối lượng xuất khẩu cà phê chỉ đạt 792 nghìn tấn với tổng giá trị 1,63 tỷ USD, giảm gần 34% về khối lượng và giảm 33,7% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm với thị phần lần lượt là 15,31% và 11,53%.
Trong tháng 7, giá cà phê trong nước biến động giảm mạnh theo xu hướng giá thế giới. So với cuối tháng 6, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên ngày 21-7 giảm tới 1.900 đ/kg xuống còn 35.600 – 36.100 đ/kg. Niên vụ cà phê 2014- 2015 đã kết thúc gần 4 tháng qua, nhưng do giá mặt hàng nông sản này vẫn ở mức thấp nên nhiều hộ dân chưa muốn bán ra thị trường.
Chính vì vậy, việc kinh doanh, giao dịch cà phê của các doanh nghiệp cũng diễn ra khá trầm lắng. Hiện nông dân và thương nhân vẫn đang trữ một lượng lớn cà phê từ vụ trước trong khi vụ thu hoạch mới bắt đầu trong 12-13 tuần nữa.
Có thể bạn quan tâm

Vụ dưa hấu năm nay nông dân than trời vì dưa ế, giá rẻ. Thảm cảnh này khiến nông dân sản xuất các loại nông sản khác thấp thỏm, âu lo. Nhất là khi bài toán đầu ra cho nông sản đến giờ vẫn còn bỏ ngỏ…

Với gần 1 triệu tấn lúa, trên 200 nghìn tấn ngô và hàng trăm nghìn tấn sắn sản xuất mỗi năm, Nghệ An được coi là địa phương có nguồn nông sản dồi dào. Thế nhưng, lượng nông sản này hầu như đang được tiêu thụ trên thị trường tự do với nhiều vấn đề bất cập, số “vào” được các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn vẫn chưa nhiều.

Đến nay, huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã hình thành hơn 100 trang trại sản xuất nông, lâm, thủy sản. Những trang trại này chủ yếu của những hộ nông dân cá thể, tự phát thành lập và đầu tư theo hướng sản xuất trang trại, áp dụng công nghệ mới trong việc nuôi, trồng và chăm sóc để đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 4 ước đạt 2,63 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 4 tháng đầu năm 2014 lên 9,69 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Hơn một tháng nay, bà con nông dân TP Kon Tum (Kon Tum) rất vui mừng bởi anh nông dân "chân đất" Phan Ngọc Tấn đã cải tiến thành công chiếc máy cày hoạt động hiệu quả trên địa hình đồi dốc.