Xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm mạnh

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho hay, kim ngạch xuất khẩu cá tra theo thống kê từ Tổng cục Hải quan trong giai đoạn 1/1- 15/3 sang Mỹ chỉ đạt 62,59 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2014. Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, chiếm 21,9% tổng giá trị xuất khẩu cá tra.
Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp xuất khẩu dè dặt xuất hàng sang Mỹ là do chờ nghe ngóng kết quả cuối cùng về thuế chống bán phá giá lần thứ 10 (POR10), công bố vào ngày 8/1. Theo đó, mức thuế mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố trong POR10 cao hơn so với mức thuế sơ bộ khiến nhiều doanh nghiệp đã không tiếp tục xuất cá tra sang thị trường Mỹ.
Cụ thể, thuế suất áp dụng cho sản phẩm cá tra philê đông lạnh của Công ty Agifish và 23 doanh nghiệp bị đơn tự nguyện khác ở mức 0,97 USD một kg, tăng so với kết quả sơ bộ mà DOC đưa ra hồi tháng 7/2014 là 0,58 USD một kg. Đối với mức thuế chung toàn quốc được giữ nguyên so với kết quả sơ bộ POR10 là 2,39 USD một kg.
Có thể bạn quan tâm

Theo anh Phan Hồng Phi- Tổ thu mua thủy sản chợ Trà Ôn (Vĩnh Long), từ sau Tết Giáp Ngọ 2014, mỗi ngày tổ mua vào trên 200kg cá bông lau.

Thị trường sữa nguyên liệu thế giới không ổn định đã tác động không nhỏ đến chiến lược kinh doanh của những doanh nghiệp (DN) chế biến sữa.

Máy có thể sạ từ 80-200 công đất/ngày, rất phù hợp cho sản xuất cánh đồng lớn, hợp tác xã hay những nông dân làm trang trại. Nếu muốn sạ thưa có thể điều chỉnh bằng 2 cách: Tăng số cho máy chạy nhanh hơn hoặc hạn chế lượng giống xuống.

Dù phiên biển năm nay xuất phát muộn, nhưng ngư dân miền Trung nhanh chóng vươn khơi đón lộc biển với nhiều tàu trúng đậm cá nục, cá ngừ, cá nhám...

Nhờ đó, nhiều bà con đã tự vươn lên thoát nghèo từ chính công sức của mình mà không phải trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và địa phương. Trong đó, mô hình nuôi cá nước ngọt của anh Lương Văn Hợp ở xã Khánh Trung là một điển hình.