Xuất Khẩu Cá Tra Sang Châu Âu Gặp Khó
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), chính sách siết chặt tín dụng tại các nước châu Âu đang thực hiện đã ít nhiều tác động đến XK cá tra Việt Nam vào thị trường này.
Một trong những khó khăn đó là các nhà NK cá tra châu Âu không có tiền để thu cá tạm trữ như mọi năm, trong khi đó, hiện các DN Việt Nam lại rất hạn chế bán hàng đối với những đối tác yêu cầu thanh toán chậm.
Hiện nay, các DN cá tra Việt Nam rất lo ngại khi cho các đối tác châu Âu mua cá tra trả chậm, nhất là khi các ngân hàng khu vực này siết chặt bảo hiểm tín dụng. Do đó, để đảm bảo tài chính trong thời điểm này, nhiều DN Việt Nam đã chọn phương án chỉ bán cá tra cho những NK khẩu truyền thống và uy tín thay vì “mạo hiểm” bán với số lượng lớn cho nhiều khách hàng cho dù có nhiều nhà NK hỏi mua cá tra.
Hiện nay, nguồn cá tra nguyên liệu trên thị trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến cá tra XK và tình trạng “treo ao” hiện nay của người nuôi cá càng làm cho các DN thiếu nguyên liệu sản xuất. Dù lượng cá tra nguyên liệu trong các ao nuôi của người dân không còn nhiều nhưng giá cá tra nguyên liệu loại 1 hiện chỉ còn 23.000 - 23.500 đồng/kg.
Bên cạnh đó, hiện nay đa số người nuôi cá chỉ chọn giải pháp bán cá lấy tiền mặt, trừ một số DN có uy tín và có năng lực tài chính rõ ràng nhưng thời gian cho trả chậm cũng rất ngắn. Trong khi đó, hầu hết DN bán hàng cho đối tác nước ngoài đều thanh toán theo phương thức trả chậm. Điều này đã làm cho các DN chế biến cá tra XK đã khó lại càng khó hơn.
Có thể bạn quan tâm
Một cuộc khảo sát cho thấy, có 60% số ý kiến được hỏi đồng ý trả giá cao hơn thị trường để được dùng gạo GlobalGap - thực hành sản xuất nông ngiệp tốt.
Gần đây đã liên tục xảy ra hiện tượng bắp không có hạt, bắp ra chùm, nghẹn cờ, bắp không phát triển… làm hàng trăm hộ nông dân ở các xã Đông, Lơ Ku (huyện Kbang) và xã Đak Pơ Pho, Yang Trung (huyện Kông Chro - Gia Lai) trắng tay. Nguyên nhân là do người dân sử dụng giống bắp NK67, NK7328 là sản phẩm của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (đơn vị sản xuất), do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối.
Dù đã phát triển hơn mười năm, nhưng mô hình trồng nấm rơm vẫn chỉ dừng lại ở xã Phú Lương (huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế). Nhân rộng mô hình trồng nấm, góp phần phát triển kinh tế là vấn đề cần quan tâm
Địa hoàng (sinh địa) là dược liệu được trồng tại Bắc Giang từ nhiều năm trước nhưng diện tích manh mún, nông dân chủ yếu canh tác, thu hoạch theo kinh nghiệm, nên chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế không cao.
Liên tục sau hai năm rớt giá, đầu vụ thu hoạch sắn năm nay, nhiều người dân huyện Bố Trạch (Quảng Bình) khấp khởi mừng thầm khi giá sắn chạm ngưỡng 1.700 đồng/kg (giá thu mua tại nhà máy). Thế nhưng "mừng chưa kịp no", liên tục hai cơn bão ập đến đã khiến người trồng sắn lao đao...