Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lũ không về nông dân lo sốt vó

Lũ không về nông dân lo sốt vó
Ngày đăng: 30/10/2015

Ông Nguyễn Trung Trực ở ấp Tân Long, xã Tân An, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) đang kêu máy trục gốc rạ vệ sinh đồng ruộng để chuẩn bị xuống giống 3 ha lúa ĐX.

“Do lo ngại khi vào chính vụ giá vật tư sẽ tăng nên cách đây 10 ngày tôi đã ra đại lý mua sẵn lượng phân bón cần sử dụng cho cả vụ hết 20 triệu đồng.

Còn thuốc BVTV thì phải tùy tình hình dịch bệnh trên đồng ruộng mới biết mua loại gì, bao nhiêu, nhưng theo kinh nghiệm thì những năm lũ nhỏ chi phí chắc chắn sẽ tăng thêm”, ông Trực cho biết.

Ngoài ra, ông Trực còn phải tốn thêm gần 3 triệu đồng để bơm nước, trục vệ sinh đồng ruộng.

Không chỉ ông Trực mà hàng triệu nông dân SX lúa ở các tỉnh, thành ĐBSCL đều lo ngại chi phí tăng thêm trong vụ lúa này, nên đi mua hàng sớm ngay đầu vụ.

Nắm bắt được tâm lý này, nhiều đại lý kinh doanh VTNN cũng đã nhập hàng với số lượng lớn sẵn sàng bán hàng cho nông dân. 

Ông Nguyễn Hoàng Giang, chủ đại lý VTNN Phúc Hiệp (ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh An, Châu Thành, An Giang) cho biết: "Vụ ĐX này cửa hàng tôi đã nhập hơn 700 tấn phân bón của nhiều Cty khác nhau và hơn 50 mặt hàng thuốc BVTV, số lượng tăng khoảng 15% so với năm rồi".

Theo ông Giang, dù nhiều nơi tại An Giang mới chuẩn bị làm đất nhưng nông dân đã đến mua phân rất nhiều.

Đa phần tranh thủ đến chốt giá, ký gửi tiền trước mua phân bón, thuốc BVTV ở các đại lý nhưng cũng nhiều nông dân mua đem về nhà trữ đến mùa sử dụng cho chắc ăn do lo sợ giá tăng...

Nông dân Trần Ngọc Minh (ấp Tân Lợi, xã Tân Tiến, huyện Tri Tôn, An Giang) cho biết:

"Tôi làm ruộng gần 40 năm mà chưa từng thấy năm nào nước lũ nhỏ như năm nay, thậm chí nước không thể vào ruộng được.

Dự kiến con nước mùng 10/10 âm lịch theo lịch địa phương là xuống giống, nhưng không có lũ nên phải bơm nước vào ruộng tạo lũ để làm đất, chi phí trước mắt tăng 150.000 đồng/công, chưa kể phân thuốc...".

Còn ông Nguyễn Văn Trí, ấp Thới Lộc, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai (TP.

Cần Thơ) cho biết, theo kinh nghiệm năm nào lũ nhỏ thì sẽ tăng thêm 2-3 lần phun xịt thuốc, tăng lượng phân bón, chuột sẽ xuất hiện nhiều tấn công phá hại mùa màng.

Bình quân vụ lúa ĐX chi phí bỏ ra khoảng 1,2 - 1,3 triệu đồng/công, dự kiến tình hình này phải tốn 1,5 - 1,6 triệu đồng/công mới có thể đảm bảo được năng suất.

Những năm lũ nhỏ là cơ hội để các doanh nghiệp VTNN tiêu thụ hàng.

Ông Nguyễn Thành Danh, Trưởng vùng miền Tây - Cty CP Phân bón Bình Điền cho biết, vụ ĐX 2015-2016 dự báo lượng phân bón sẽ tăng 5 - 8% trên cùng diện tích. Cty đã tập trung đẩy mạnh đưa hàng về các địa lý cách đây hơn 1 tháng, chủ yếu là sản phẩm chuyên dùng trung vi lượng, tiết kiệm đạm, tăng hiệu suất sử dụng cho cây trồng...

Tương tự, các Cty kinh doanh thuốc BVTV cũng tăng cường đưa hàng về các đại lý phục vụ nông dân.

Ông Đặng Quốc Thịnh, GĐ Cty CP BVTV Delta cho biết, năm nay thời tiết thay đổi, Cty đã nhận biết nhu cầu sử dụng các loại thuốc BVTV cho vụ mùa sẽ tăng cao, lượng hàng của Cty SX tăng hơn so với vụ ĐX trước khoảng 10%.

Hiện Delta đã có đại lý tiêu thụ sản phẩm trên toàn vùng ĐBSCL.

Đặc biệt, sản phẩm Amity Top 500SC đặc trị đạo ôn, khô vằn, vi khuẩn, lem lép hạt.

Theo ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang, dự báo tình hình năm nay rầy nâu, sâu, bệnh sẽ xuất hiện nhiều, làm tăng số lần phun xịt.

Ít nhất chi phí sẽ tăng thêm khoảng 5 - 7%.

Đó là chưa kể chi phí tăng thêm do tăng lượng phân bón, làm vệ sinh đồng ruộng lúc đầu vụ…

Nông dân tìm hiểu mua VTNN

Những năm nước lũ nhỏ, vụ lúa ĐX ở ĐBSCL nông dân thường có tâm lý tăng cường bón phân và phun xịt phuốc nhiều hơn để đảm bảo năng suất.

Chính điều này cũng dễ gây ra tình trạng mất cân bằng sinh thái, làm gia tăng dịch bệnh.

Vì vậy, các chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo nông dân nên tuân thủ lịch thời vụ xuống giống theo khuyến cáo của địa phương để né rầy và áp dụng các biện pháp canh tác như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”… để hạn chế chi phí tăng thêm.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó phòng phụ trách vùng Nam bộ (Cục Trồng trọt), cho biết, nước sông Mekong năm nay ở thượng nguồn thấp, theo dự báo của Bộ NN-PTNT vụ lúa ĐX cả nước sẽ thiếu nước khoảng 20 - 40% trong năm 2016, trong đó ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Kế hoạch vụ lúa ĐX ở ĐBSCL xuống giống hơn 1,6 triệu ha, vì vậy vùng hạ lưu sẽ xảy ra tình hình xâm nhập mặn sớm hơn, diện tích sẽ bị ảnh hưởng nặng khoảng 600.000 ha.

Theo dự báo của ngành nông nghiệp năm nay mặn xâm nhập sớm vào sâu nội đồng khoảng 20 km.

"Năm nay nước lũ kém, lượng phù sa giảm.

Vì vậy việc bón phân và sử dụng thuốc BVTV sẽ tăng.

Nông dân cần phải tuân thủ lịch xuống giống của địa phương và áp dụng biện pháp “3 giảm 3 tăng” để hạn chế tối đa bón thừa đạm.

Chọn những sản phẩm phân bón và thuốc BVTV có thương hiệu trên thị trường nhằm đảm bảo chất lượng, tăng lợi nhuận", ông Tùng khuyến cáo.


Có thể bạn quan tâm

Tái Cấu Trúc Ngành Thủy Sản Tái Cấu Trúc Ngành Thủy Sản

Phải khẳng định rằng Thủy sản là một trong những nhóm ngành xuất khẩu chủ lực và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, ngành Thủy sản gặp khó không chỉ ở yếu tố thị trường tiêu thụ bên ngoài mà còn chính ở những yếu tố nội tại trong nước. Vì vậy, việc tái cấu trúc quy trình sản xuất, xuất khẩu đang được đặt ra một cách cấp thiết.

30/07/2013
Cây Dưa Lê Cho Thu Nhập Cao Cây Dưa Lê Cho Thu Nhập Cao

Vụ hè thu năm nay, anh Trần Liền trồng 7 sào dưa lê trên vùng đất cát xã Nhơn Hải. Anh đầu tư chăm sóc chu đáo, đúng kỹ thuật nên cây dưa phát triển tốt, Anh thu hoạch đạt năng suất 2 tấn/sào, bán tại rẫy 5000 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất anh còn lãi hơn 8 triệu đồng/sào, cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Mỗi năm, anh trồng 2 vụ dưa lê đem lại nguồn thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống gia đình.

30/07/2013
Anh Phú Trúng Mùa Tôm Anh Phú Trúng Mùa Tôm

Vụ tôm năm nay, anh Phạm Văn Phú, thôn Sơn Hải (Phước Dinh, Thuận Nam) đầu tư 600 triệu đồng nuôi 3 sào tôm thẻ chân trắng theo mô hình trải bạt nổi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

30/07/2013
Tập Trung Phát Triển Chuỗi Giá Trị Chăn Nuôi Tập Trung Phát Triển Chuỗi Giá Trị Chăn Nuôi

Thực hiện Dự án Hỗ trợ Tam nông, huyện Bác Ái được chọn triển khai tại 9/9 xã trên toàn địa bàn huyện cho 5.423 hộ dân, trong đó có 3.618 hộ nghèo và 570 hộ cận nghèo. Gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững, Bác Ái xác định tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị trong chăn nuôi và nông sản hàng hóa từ lợi thế sẵn có của địa phương.

30/07/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Dê Sinh Sản Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Dê Sinh Sản

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận vừa đánh giá kết quả triển khai mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn.

30/07/2013