Xuất khẩu cá tra sang ASEAN có xu hướng giảm

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu năm ngoái, xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường ASEAN khá tốt, trong đó 3 thị trường XK lớn nhất trong khối là Thái Lan, Singapore và Philippines đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nửa đầu năm 2015, XK cá tra sang khu vực này đã đảo chiều ngược lại và dự báo giá trị XK sang khu vực này cả năm 2015 giảm 3-5% so với năm 2014.
Trong nửa đầu năm 2015, XK cá tra sang khu vực này đã đảo chiều ngược lại và dự báo giá trị XK sang khu vực này cả năm 2015 giảm 3-5% so với năm 2014.
Trong quý II/2015, giá trị XK cá tra sang các thị trường trong khối ASEAN đều giảm, như: Thái Lan giảm 1,8%; Singapore giảm 8,4%; Philippines giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm nửa đầu năm nay là do trong nhiều tháng, giá trị XK sang ASEAN giảm và không ổn định, trong đó giá trị XK tháng 2/2015 giảm mạnh nhất tới 18,3% so với cùng kỳ năm 2014. Tiếp tục trong tháng 4 và 5/2015, giá trị XK cũng giảm từ 8,2-11,9%.
Theo dữ liệu thống kê đối chiếu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), năm 2014, giá trị NK cá tra của toàn khu vực vẫn tăng 7% so với năm trước, trong đó Singapore đứng đầu, giá trị NK tăng 8%; Thái Lan tăng 21%; Brunei tăng 292% nhưng Malaysia giảm 22% so với cùng năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm nay, Thái Lan là thị trường có giá trị cá tra XK lớn nhất trong khối ASEAN, đạt 24,33 triệu USD, chiếm 3,2% tổng giá trị XK cá tra.
Theo thống kê của Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan (TFFA), hiện Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 (sau Đài Loan) các sản phẩm cá, nửa đầu năm nay, giá trị NK nhóm thủy sản này tăng mạnh hơn 36,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm sản phẩm cá nguyên con, đông lạnh có giá trị NK lớn nhất chiếm tới 66,8% tổng giá trị NK thủy sản.
Cá tra Việt Nam cũng đang bị cạnh tranh với sản phẩm cá Alaska Pollack, cá Cod, cá rô phi tại thị trường Thái Lan vì giá trị NK các sản phẩm này của Thái Lan trong quý I/2015 tăng từ 34-50% so với cuối năm 2014.
VASEP cho rằng, nửa đầu năm 2015, ASEAN vẫn khẳng định vị trí là thị trường XK quan trọng của cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị XK giảm dần một phần do các DN XK Việt Nam chủ động giảm XK sang Thái Lan và tăng tỷ trọng sang thị trường Trung Quốc. Nhu cầu không tăng hơn so với cùng kỳ, có thể năm 2015, giá trị XK sang khu vực ASEAN sẽ giảm 3-5% so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Bà Nguyễn Thị Lướt có vườn nhãn ở số 2/1 Tỉnh lộ 329, ấp Nhơn Hòa, xã Xuyên Mộc cho biết: Năm nay, dù thời tiết không thuận lợi do khô hạn, thiếu nước tưới nên năng suất các vườn nhãn thấp hơn; nhưng nhờ giá ổn định ở mức 12.000đ/kg nên nhà vườn thu lãi tốt từ vụ thu hoạch chính trong năm.

Cụ thể thương lái ở Đồng Tháp, An Giang và TP. Cần Thơ đến tận nơi thu mua cá lóc cỡ 0,7 - 0,8kg/con với giá dao động 34.000 – 35.000đ/kg (tăng hơn tuần trước 3.000đ/kg), giá lươn cỡ 250 – 300 gram/con từ 150.000 - 160.000đ/kg (tăng 5.000đ/kg), giá cá tra thương phẩm từ 24.000 - 24.200đ/kg (tăng 500đ/kg).

Từ năm 2011 Cần Thơ xây dựng CĐL đầu tiên chỉ với 400 ha, đến vụ HT 2014 có 14 DN ký hợp đồng liên kết trên 63 CĐL trên 5.700 ha với 12.000 nông hộ tham gia. Nhiều nông dân cho biết sản xuất trong CĐL an tâm không phải lo khâu tiêu thụ nhờ có sự tham gia bao tiêu của DN và đạt lợi nhuận cao so với sản xuất nhỏ lẻ trước đây.

Nghề làm muối nơi đây đã có từ lâu đời, tập trung chủ yếu tại hai xã Lý Nhơn và Thạnh An. Hiện tại, toàn huyện có 730 hộ sản xuất muối, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2.800 lao động. Trong năm 2014, toàn huyện đưa vào sản xuất gần 1.700 ha ruộng muối, trong đó có hơn 900 ha ứng dụng phương pháp trải bạt, tăng 519 ha so với năm 2013.

Ông Trịnh Thanh Hồng, Chủ nhiệm HTX Đại Phúc ở xã Ngọc Tố (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) than thở, năm nay, sau vụ thu hoạch tôm, nhiều hộ còn nợ tiền thức ăn của ông. Tính đến nay, số hộ và xã viên HTX còn nợ tiền thức ăn nuôi tôm do ông Hồng làm đại lý gần 2 tỷ đồng, gấp 2 lần so cùng kỳ 2013.