Phí, phụ phí xuất nhập khẩu giảm không đáng kể

Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Tài chính - cho biết: Thủ tục XNK hàng hóa theo “Cơ chế một cửa quốc gia” đã giúp thời gian thông quan hàng hóa giảm trung bình từ 23 ngày trước đây xuống còn 12-13 ngày.
Nếu nhân số ngày hàng hóa chờ thông quan đã giảm, không phải lưu ở cửa khẩu hay bến cảng với 6,7 triệu lô hàng XNK doanh nghiệp thực hiện trong năm 2014, khoản chi phí tiết kiệm được không nhỏ.
Bên cạnh đó, việc làm thủ tục cấp chứng nhận C/O FormD ưu đãi đối với hàng hóa XNK có xuất xứ ASEAN (Bộ Công Thương quản lý) hoặc các thủ tục liên quan do các bộ, ngành khác quản lý trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia, ước tính doanh nghiệp giảm được thời gian và chi phí hành chính từ 15-30% so với trước.
Tuy nhiên, đánh giá 6 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết số 19 ngày 12/3/2015 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2015-2016, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, cải cách thủ tục hải quan và quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK khẩu chưa đạt yêu cầu đề ra.
Ngoài vướng mắc, bất cập về thủ tục hành chính, các loại phí, nhất là phí đối với hàng hóa XNK, doanh nghiệp vẫn chưa hài lòng.
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, để hoàn thành thủ tục một lô hàng XNK họ vẫn phải chi trả khoảng trên 20 loại phí chính thức và không chính thức.
Các chuyên gia dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) dẫn báo cáo khảo sát về chỉ số thương mại qua biên giới (TAB) phản ánh: Có tới 95,5% doanh nghiệp cho rằng tổng chi phí hoàn thành XNK một lô hàng (chưa kể thuế, cước phí vận tải quốc tế, bảo hiểm) trong năm 2015 không thấp hơn, thậm chí còn cao hơn năm 2014; 86% doanh nghiệp cho biết chi phí kiểm dịch vẫn như năm 2014 hoặc cao hơn; 97,4% doanh nghiệp đánh giá chi phí kiểm tra an toàn thực phẩm vẫn như năm 2014…
Bên cạnh đó, hàng hóa XNK còn bị nhiều hãng tàu vận tải áp các loại phí, phụ phí ở mức cao với tổng chi phí cao gấp 2-3 lần cước vận tải.
Bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may – bức xúc: Các hãng tàu đã thu phí vận đơn (B/L) còn thu phí chứng từ, phí CFS (phí hàng lẻ), phí nâng hạ container, phí đại lý, phí dịch vụ xếp dỡ container…
Doanh nghiệp Việt Nam XNK thường bán giá FOB, mua giá CIF.
Tuy không trả cước vận chuyển nhưng phải trả phí, phụ phí nên các hãng tàu thường tăng mọi chi phí vào phí, phụ phí.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL sử dụng một số sản phẩm bao trái “Made in Taiwan” (Đài Loan) làm cho trái cây chuyển từ màu xanh sang vàng, bóng sáng đẹp mắt nhưng chính người trồng cũng không dám ăn.

Theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận (hiệp hội), qua theo dõi thị phần tiêu thụ thanh long hàng năm của Bình Thuận thì chủ yếu xuất khẩu chiếm đến 80 - 85%, tiêu thụ trong nước chỉ 15 - 20%. Trong đó, Trung Quốc chiếm tỷ lệ khoảng 80% tổng sản lượng nhập khẩu mặt hàng trên thông qua đường biên mậu (biên giới các cửa khẩu), chỉ 30% nhập từ đường biển.

Thời điểm này vải thiều mới bắt đầu vào vụ, và Tổng Cty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã cam kết với UBND huyện Thanh Hà thu mua ít nhất 1.000 tấn vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) để tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Tính đến ngày 20-5-2015, trên địa bàn huyện Thạch Thành (vùng trọng điểm mía phía Bắc tỉnh Thanh Hóa) đang bị dịch bọ hung hại mía phá hại nặng. Toàn huyện đã có 615 ha mía bị dịch hại, trong đó có gần 11 ha gần như mất trắng.

Để tránh nắng nóng ngột ngạt của những ngày đầu hạ, bà con nông dân nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An đã chọn giải pháp ra đồng vào sáng sớm và chiều muộn. Ở những nơi thuận lợi, nông dân kéo điện ra đồng, suốt đêm thu hoạch vụ xuân, khẩn trương chuẩn bị cho sản xuất vụ hè thu.