Tổng Đàn Gia Súc, Gia Cầm Quảng Uyên Trên 322 Nghìn Con

Đến nay, huyện Quảng Uyên có tổng đàn gia súc, gia cầm trên 322.372 con. Trong đó, 11.890 con trâu, 5.012 con bò, 32.930 con lợn, 272.540 con gà,vịt.
Ngành thú y huyện tiêm 6.612 liều vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng cho trâu bò, đạt 68% kế hoạch; 6.751 liều vắc xin tụ huyết trùng cho trâu, bò, đạt 60% kế hoạch; 7.281 liều vắc xin tai xanh cho lợn, đạt 27,9% kế hoạch...
Các xã: Quốc Dân, Phúc Sen thực hiện tốt tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trâu bò. Các xã: Phi Hải, Hồng Định, Cai Bộ, thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trâu, bò đạt 20 - 30% kế hoạch; các xã: Quốc Phong, Hồng Quang, Tự Do, không thực hiện tiêm phòng.
Toàn huyện có 70 con trâu, bò bị ốm, 12 con chết do mắc các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, tiêu chảy, phân trắng bê nghé, viêm phổi; 386 con lợn ốm, 34 con chết do mắc dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu, lép tô…
Có thể bạn quan tâm

Những năm trước đây, gia đình ông Chí A Câu là một trong những hộ thuộc diện nghèo ở Cây Gáo. Dù làm nhiều nghề khác nhau nhưng cái nghèo vẫn đeo bám mãi. Năm 2009, ông bắt đầu nghề nuôi dê nhờ được hỗ trợ 4 con dê theo Chương trình nhân rộng mô hình giảm nghèo của tỉnh.

Từ lâu, người tiêu dùng gần xa đã quen với chất lượng sản phẩm khoai môn của xã Mỹ An Hưng và xã Hội An Đông. Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm về chất lượng, song một thời gian dài 2 sản phẩm này vẫn bị “cào bằng” chung giá với những sản phẩm cùng loại.

Một trong những điểm nhấn của khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh 5 năm qua là đã xuất hiện nhiều hợp tác xã (HTX) làm ăn có hiệu quả. Từ đây, các HTX ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Phú Thọ là 1 trong 4 tỉnh của cả nước gồm: Phú Thọ, Nam Định, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn để triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống với mục đích thống kê và phân loại chất lượng lợn đực giống hiện đang khai thác sử dụng trên địa bàn và khuyến cáo các cơ sở loại thải, thay thế lợn đực giống không đảm bảo chất lượng và đề xuất các giải pháp về công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.

Năm 2005, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị xây dựng Đề án giao rừng tự nhiên nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống người dân sống trong và ven rừng, huy động sức mạnh của cộng đồng tham gia bảo vệ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng.