Mô Hình Nuôi Tảo Spiruline Có Thể Góp Phần Xóa Đói Gảm Nghèo
Mô hình nuôi tảo spiruline không chỉ giúp nông dân tiếp cận với công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn hứa hẹn mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế cho địa phương.
Tảo Spiruline có chứa các axit amin cần thiết như lysin, threonin... Hàm lượng protein trong Spiruline thuộc vào loại cao nhất trong các thực phẩm hiện nay, 56-77% trọng lượng khô, cao hơn 3 lần thịt bò, cao hơn 2 lần trong đậu tương . Vì vậy Spiruline rất tốt cho trẻ em, người già và một số đối tượng khác như người bệnh sau phẫu thuật, thiểu năng dinh dưỡng. Tại Sóc Trăng, loài tảo này đã được ông Trần Văn Mây ở ấp Phương Hòa 3, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú nhân nuôi thành công
Từ năm 2009, được sự giúp đỡ của Hội “Những đứa con của rồng” (“Les enfants du dragon”) một tổ chức của Pháp, ông Trần Văn Mây đã được hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi trồng, sản xuất tảo spiruline.
Theo ông Mây, loại tảo này nuôi trồng cũng khá đơn giản, chỉ cần hồ nuôi bằng bê-tông chịu kiềm, nhà lưới, hàng rào bằng cây xanh quanh hồ để chống bụi và các xâm nhiễm khác. Thời gian nuôi một lứa từ 90-120 ngày, khoảng 8-15 ngày thì thu hoạch một lần.
Hiện nay ông Mây đang sản xuất gia công cho Hội “Những đứa con của rồng”, nên những sản phẩm làm ra được hội này thu lại và cho các Viện mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Mong muốn lớn nhất của ông là được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp phép để được bán sản phẩm ra thị trường.
Từ hiệu quả mô hình của ông Mây, tại xã Hưng Phú, Hội “Những đứa con của rồng” đã xây dựng thêm một điểm nuôi tảo spiruline thứ hai ở Nhà thờ Bô Na. Có thể nói, nuôi trồng, sản xuất tảo xoắn đang là hướng đi mới ở Sóc Trăng. Sản xuất tảo xoắn theo hướng công nghệ sinh học hứa hẹn sẽ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.
Mô hình nuôi tảo spiruline không chỉ giúp nông dân tiếp cận với công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn hứa hẹn mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế cho địa phương, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng tôm chết xảy ra nhiều nhất trên diện tích nuôi công nghiệp ở các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời… với thiệt hại ước tính khoảng 20 tỷ đồng. Xã Lương Thế Trân thuộc huyện Cái Nước là địa phương bị thiệt hại nặng nhất với hơn 30 ha nuôi tôm công nghiệp của 50 hộ dân bị thiệt hại hàng tỷ đồng
Sáng ngày 20/10, Bộ NN&PTNT tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện NĐ số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Qua 5 năm triển khai, việc phát triển ngành nghề nông thôn ở các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế
Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua kế hoạch hành động 5 năm và chính sách cơ bản nhằm thúc đẩy lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp thông qua mô hình canh tác quy mô lớn. Phát biểu tại cuộc họp với các bộ trưởng trong Nội các ở thủ đô Tôkyô ngày 25/10, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói: “Chính phủ cần phải dồn toàn bộ sức lực vào việc xây dựng các quan hệ đối tác kinh tế cấp cao phù hợp với việc vực dậy các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp”.
Theo các chuyên gia, để phát triển thị trường nông sản, cần nghiên cứu thị trường trước khi thực hiện sản xuất và minh bạch hệ thống phân phối sản phẩm.
Việc sử dụng nhiều phân bón vô cơ và các loại thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa đã và đang gây nguy hại nghiêm trọng đối với môi trường và cả sức khỏe của con người. Trước tình trạng này, ngày càng có nhiều địa phương ở Nam Bộ ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá hại lúa. Công nghệ thân thiện và hiệu quả này có một cái tên khá dân dã và lãng mạn: đó là mô hình ruộng lúa bờ hoa.