Xuất khẩu cà phê nhân dần nhường chỗ cho cà phê hòa tan

Theo Vicofa, cà phê Việt Nam được thị trường thế giới biết đến với danh hiệu nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất.
Tuy nhiên đó chỉ là về lượng, còn giá trị thực tế rất thấp do giá Robusta luôn thấp hơn Arabica gần một nửa và Việt Nam lại xuất khẩu chủ yếu cà phê nhân.
Năm 2012 lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt gần 1,7 triệu tấn, đến năm 2013 chỉ đạt trên 1,2 triệu tấn.
Năm 2014 lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt trên 1,6 triệu tấn và 9 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 900 ngàn tấn.
Vicofa cho biết có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lượng cà phê chế biến xuất khẩu tăng, một là do mất mùa do thời tiết khiến sản lượng giảm khoảng 20% và hai là do đầu tư nước ngoài của Nestlé, Olam, Cà phê Ngon đưa các nhà máy chế biến đi vào hoạt động tiêu thụ lớn lượng cà phê nhân, đặc biệt nhiều cơ sở rang xay nhỏ phát triển khiến cà phê chế biến gia tăng.
Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, năm 2012 lượng xuất khẩu cà phê chế biến đạt gần 52 ngàn tấn với kim ngạch trên 175 triệu USD, lần lượt chiếm 3% và 4,8% so với tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Năm 2014 lượng xuất khẩu cũng xấp xỉ 54 ngàn tấn, chiếm 3,2% tổng lượng xuất nhưng kim ngạch lại đạt gần 274 triệu USD, chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Dự kiến năm 2015 lượng xuất khẩu cà phê chế biến có thể tăng 25% so với năm 2014 do 9 tháng đầu năm đã xuất khẩu được gần 52 ngàn tấn với kim ngạch 226 triệu USD.
Vicofa cho biết, những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến việc xuất khẩu cà phê chế biến (rang xay, hòa tan), lượng cà phê nhân tiêu dùng trong nước đã tăng từ 5 – 7% năm 2010 nay đã tăng lên trên 10%.
Như vậy mục tiêu 15% vào năm 2020 có thể sẽ đạt được.
Điều đó có nghĩa lượng cà phê nhân xuất khẩu ngày một giảm.
Vicofa nhận định, ít có nước nào có được tăng trưởng về sản lượng cà phê nhân xuất khẩu như của Việt Nam.
Cũng ít nước có các cửa hàng cà phê xuất hiện nhiều như nấm ở khắp cả nước, lượng cà phê chế biến tiêu thụ tăng lên rõ rệt.
Giới trẻ Việt Nam ngày một ưa chuộng và thích thú thưởng thức ly cà phê Việt Nam.
Với xu hướng như hiện nay, Vicofa dự kiến lượng cà phê nhân xuất khẩu sẽ giảm dần nhường chỗ cho cà phê rang xay và hòa tan đang tăng trưởng nhanh.
Related news

Ngày 12/3, Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ Triển tổ chức Hội thảo triển khai kết quả khảo sát, nghiên cứu Dự án nuôi thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn thương mại cho các doanh nghiệp và các hộ nuôi thủy sản tại ĐBSCL.

Thời gian gần đây, khi giá tôm thẻ chân trắng tăng cao thì nhiều hộ dân ở các xã ven biển huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã ồ ạt đào hồ nuôi tôm, bất chấp sự khuyến cáo của chính quyền địa phương và ngành chức năng.

Nhiều chuyên gia nhận định, TPP tạo ra nhiều lợi thế đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi thuế suất được giảm xuống bằng 0%. Vấn đề còn lại là các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội đó như thế nào?

Cũng như nhiều sản phẩm của địa phương trong tỉnh Quảng Ninh, cuối năm 2013 Trứng gà Tân An (TX Quảng Yên) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng quyền sử dụng nhãn hiệu.

Ngày 13/3, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị lấy ý kiến Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2014 - 2020 với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan và đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT một số tỉnh, thành trên cả nước.