Xuất Khẩu Cá Ngừ Bứt Phá

Nếu như trong quý 1/2012, xuất khẩu tôm Việt Nam chỉ đạt mức tăng trưởng khá khiêm tốn, xuất khẩu cá tra dù đạt mức tăng trưởng cao nhưng vẫn liên tiếp phải đối diện với nhiều khó khăn thì có thể thấy, xuất khẩu cá ngừ đang có nhiều chuyển biến tích cực.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến giữa tháng 3/2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 101 triệu đô la Mỹ, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, hai thị trường có mức tăng trưởng nổi bật nhất là Tuynidi và Xuđăng. Thị trường Tuynidi đã có nhiều bất ngờ với tốc độ tăng trưởng lên tới ba con số, hơn 809%. Đối với thị trường Xuđăng, chỉ tính riêng trong tháng 1/2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này đã lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang nước này trong cả năm ngoái với tốc độ tăng trưởng lên đến 356,6%.
Điều này đã đưa Xuđăng trở thành một trong mười thị trường nhập khẩu nhiều cá ngừ của Việt Nam, trong đó chủ yếu là cá ngừ đóng hộp.
Bên cạnh đó, các thị trường chính của cá ngừ Việt Nam như EU, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Israel... cũng đạt mức tăng trưởng khả quan, lần lượt tương ứng là 36,7%, 90,6%, 96,6%, 95,6%.
Trong khối EU, tăng trưởng đáng chú ý nhất là hai thị trường Đức và Italia. Mặc dù nền kinh tế EU gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài nhưng tính đến giữa tháng 3/2012, thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong năm qua là Đức vẫn đạt mức tăng 87,8%. Thị trường Italia đạt mức tăng trưởng nổi bật với ba con số, đạt gần 153%.
Thị trường Canada cũng có dấu hiệu tăng trưởng cao do sự chuyển dịch trong tỉ trọng giá trị xuất khẩu từ sản phẩm cá ngừ có giá trị thấp sang sản phẩm có giá trị cá ngừ có giá trị cao.
Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ sang 2 thị trường chính là Mỹ và Libăng lại giảm nhẹ, lần lượt giảm tương ứng là 2,9% và 3,6%.
Gần đây, việc tổ chức lại một cách hợp lý các khâu tổ chức khai thác đồng thời thử nghiệm nhiều mô hình khai thác mới đã mang lại hiệu quả cao, về cơ bản đã phần nào giải quyết được tình trạng thiếu hụt sản lượng cá ngừ nguyên liệu trong nước.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng mô hình “tàu mẹ - tàu con” đang được triển khai tại một số địa phương trong cả nước đang được đánh giá là có hiệu quả cao. Trong điều kiện thực tế như hiện nay thì mô hình liên kết khai thác và tiêu thụ hải sản trên biển đang được thí điểm tại Phú Yên là phương thức tổ chức sản xuất tiết kiệm, khép kín quy trình từ khai thác – thu mua – chế biến – xuất khẩu hải sản, từ đó giúp nâng cao giá trị đánh bắt của ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm 2015 đến nay, Lâm Đồng có 3.620 tấn chè đen bị tồn kho, không xuất khẩu được do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức theo quy định của Đài Loan. Trong đó, đặc biệt lưu ý có 36 tấn chè đen bị nhiễm dư lượng hoạt chất Fipronil, một loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm độc II, không được đăng ký sử dụng trên cây chè Việt Nam. Đây có thể xem là bài toán cấp thiết nâng cao chất lượng tất cả các sản phẩm chè hiện nay ở Lâm Đồng.

Xã Vạn Phú là một trong những địa phương có phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp, xã có nhiều chân đất lúa chuyển đổi sang trồng cây bắp, đậu xanh, đậu phụng.

Hiện nay, nông dân tỉnh Bắc Giang đã chủ động nguồn giống, tỉa dặm, gieo cấy lại gần 1,5 nghìn ha trên tổng số gần 3 nghìn ha lúa mất trắng do mưa lũ vừa qua.

Hàng năm, nông dân tỉnh Bình Định sản xuất trên dưới 10.000 tấn đậu phụng, song việc canh tác đậu phụng gặp nhiều khó khăn do sự tàn phá trên diện rộng của bệnh thối cổ rễ. Trong khi các biện pháp hóa học không hiệu quả và gây ô nhiễm môi trường, việc sử dụng chế phẩm (CP) sinh học Trichoderma đã mang lại triển vọng lớn: Tỉ lệ cây chết do bệnh thối cổ rễ giảm, năng suất tăng...

Huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có gần 15.000 ha vườn cây lâu năm; trong đó, đa số các vườn cây có thể kết hợp để nuôi gà thả vườn. Nhằm giúp những nhà vườn trong huyện có dự định nuôi gà thả vườn nắm vững kỹ thuật nuôi, thị trường tiêu thụ; vừa qua, phòng Nông nghiệp & PTNT Kế Sách tổ chức Hội thảo về mô hình nuôi gà ta thương phẩm quy mô gia trại tại Tổ hợp tác nuôi gà Nam Hải, xã Đại Hải. Tham dự Hội thảo có gần 50 đại biểu, gồm đại diện các đoàn thể cấp huyện, các đơn vị nông nghiệp có liên quan và nông dân trong huyện.