Giảm đáng kể lượng gạo ùn tắc tại khu vực biên giới

Lái xe này cho biết, mỗi ngày công ty của anh xuất khẩu được vài trăm tấn gạo, lượng gạo ứ đọng trong kho bãi từ đầu tháng 4 tính đến ngày 7/5 không còn là bao.
Theo xác nhận của Sở Công Thương Lào Cai, do nhu cầu nhập khẩu gạo của phía Trung Quốc lớn và do nước sông Hồng trong những ngày qua có phần dâng cao dễ dàng cho các thuyền cập bến nên bình quân mỗi ngày các doanh nghiệp xuất bán được gần 1.000 tấn gạo.
Đến ngày 7/5, lượng gạo 30.000 tấn tồn kho bãi trước đó đã cơ bản được giải tỏa.
Theo lãnh đạo Sở Công Thương Lào Cai, hiện nay, tỉnh Lào Cai đang cấp phép cho 8 doanh nghiệp xuất khẩu gạo qua biên giới với Trung Quốc bằng hai đường cửa khẩu phụ Bản Vược, huyện Bát Xát và khu vực thí điểm xuất khẩu gạo tại thôn Bản Quẩn, xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng.
Trước đó, trong tháng 4, do các chủ hàng phía Trung Quốc không nhập gạo dẫn đến trên 30.000 tấn gạo bị ùn ứ, không xuất được trong nhiều ngày, gây ách tắc giao thông và ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Suốt những ngày qua, cá trên hồ Bàu Sen (TP Vũng Tàu) chết hàng loạt, nổi trắng mặt hồ. Trước đó, hàng trăm hộ nuôi cá lồng trên sông Chà Và và sông Rạng “tán gia bại sản” vì cá chết không kịp vớt. Nguyên nhân chính đều do hệ thống kênh rạch, sông hồ trên địa bàn thành phố bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Thực hiện mô hình liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp trong việc sản xuất lúa Nhật, nhiều nông dân phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên - An Giang) đã cải thiện kinh tế gia đình và vươn lên khá giả. Hàng năm, Tổ hợp tác sản xuất lúa Nhật cung cấp cho công ty thu mua hơn 500 tấn lúa giống và thương phẩm, thu về lợi nhuận trên 4,5 tỷ đồng.

Thời gian gần đây, khi rộ lên thông tin dịch cúm A (H5N1) bùng phát trên một đàn yến nuôi ở TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), không chỉ những người nuôi yến mà nhiều người dân đang “chung sống” với những ngôi nhà yến ở tỉnh Bình Định cũng đang thấp thỏm lo lắng…

Từ cuối tháng 3 đến nay, do trời nắng nóng nên giá dừa uống nước tăng cao, từ 60.000 đồng/chục (12 trái) lên 90.000 đồng. Dì Ba Thành ngụ ấp Bình Phong (Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang) phấn khởi cho biết: Với giá dừa này, 1,5 công dừa của tôi hiện cho trái, mỗi tháng thu hoạch được khoảng 3 triệu đồng bằng lợi nhuận làm ra từ 4 công lúa suốt hơn 3 tháng trời vất vả.

Mặc dù đang trong thời gian “giới nghiêm” cấm bẫy tôm hùm con của UBND tỉnh Bình Thuận. Nhưng tại một số nơi như: xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam); phường Mũi Né, TP.Phan Thiết… tình trạng thả lưới bẫy tôm hùm con vẫn diễn ra.