Xuất Hiện Sinh Vật Lạ Gây Cá Chết Hàng Loạt Ở Kiên Giang
Chiều 14-2, ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết: Đã lấy mẫu nước và sinh vật lạ được cho là nguyên nhân gây cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại vùng biển của huyện đảo Kiên Hải đưa đi xét nghiệm tại Trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2.
Theo những người nuôi cá, trong vòng 4 ngày qua đã có khoảng 10.000 con cá mú và 6.000 con các bớp nuôi lồng bè tại bốn xã: Hòn Tre, An Sơn, Lại Sơn và Nam Du (huyện Kiên Hải) bị chết, ước tính thiệt hại trên 2 tỷ đồng. Lượng cá chết tại mỗi khu vực nuôi từ 20% - 30%.
Ông Nguyễn Vân Thanh cho biết, sinh vật lạ có hình dạng như con giun, dài khoảng 10cm, xuất hiện dày đặc tại các khu vực nuôi cá của ngư dân vào buổi sáng, nhiều nhất từ 2 - 3 giờ và kéo dài đến khoảng 7 giờ rồi tự biến mất. Loại sinh vật này tiết ra nhiều chất nhờn, gây hiện tượng thiếu ô xy, cản trở quá trình hô hấp và làm mù mắt cá.
Có thể bạn quan tâm
Một trong những mục tiêu quan trọng được tỉnh xác định từ nay đến năm 2020 là đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển.
Ngày 23/10/2015, tại Đà Lạt, Bộ NN và PTNT đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch phát triển cá nước lạnh và bàn giải pháp phát triển bền vững cá nước lạnh trong thời gian tới.
Theo số liệu ngành nông nghiệp, toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 93,2ha nuôi trồng thủy sản được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP/ASC/BMP) và tiêu chuẩn VietGAP.
Ngày 27.10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà cho biết, tỉnh Bình Định đã tiếp nhận 25 bộ thiết bị, ngư lưới cụ của hệ thống gây sốc cá ngừ (TTS) do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ.
Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đến thời điểm này, 2 vụ nuôi tôm năm 2015 trên địa bàn huyện đã cơ bản kết thúc, với phần lớn hộ đầu tư nuôi tôm bị lỗ vốn do gặp nhiều yếu tố bất lợi.