Cần Thơ Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Nông Sản Sang Thị Trường Nga

“Nga là thị trường đầy tiềm năng trong việc xuất khẩu nông, thủy sản, Cần Thơ lại mạnh về lĩnh vực này. Chính vì thế, tỉnh sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nga, nhằm mở rộng đầu ra cho hàng nông, thủy sản, cũng là giải pháp nâng cao đời sống cho bà con nông dân” - ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ nhấn mạnh tại cuộc họp đánh giá tình hình xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố với các sở ngành Cần Thơ ngày 18/9.
Theo Sở Công Thương, tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Cần Thơ sang Nga hiện vẫn còn rất nhỏ, chiếm khoảng 1,6% tổng lượng hàng hóa xuất sang thị trường này.
Riêng mặt hàng gạo, 9 tháng đầu năm, tổng kim ngạch đạt trên 485.000 tấn, với giá trung bình 6.000 đồng/kg, giảm 12,6% sản lượng và 5,3% giá bán so với cùng kỳ năm ngoái. Thủy sản xuất khẩu trên 75.000 tấn với giá trung bình 22.000 đồng/kg, giảm 38% sản lượng và 12% giá bán so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Nga chiếm 0,4%.
Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh cho biết, từ trước đến nay, Cần Thơ mới chỉ xuất khẩu vào Nga các nhóm mặt hàng như gạo, cá sống, cá đông lạnh, cá philê (chủ yếu là cá tra), cá khô/muối (chủ yếu là philê phơi khô) và nhuyễn thể (chủ yếu là bạch tuộc).
Chính vì thế, Nga được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu nông, thủy sản Việt Nam nói chung và tỉnh Cần Thơ nói riêng.
Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nga, ông Trương Quang Hoài Nam đề nghị Sở Công Thương phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố tích cực tìm hiểu thị trường; kịp thời cung cấp thông tin về mức thuế nhập khẩu, thuế hải quan, VAT và tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất khẩu sang Nga, tình hình thị trường Nga cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn thành phố nắm rõ; hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại…
Bên cạnh đó, cần định hướng cho các doanh nghiệp đa dạng thêm các loại mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu như các sản phẩm chế biến, tôm, mực…Song song đó là nâng cấp mẫu mã bao bì cũng như chú trọng quảng bá sản phẩm trên các trang web tiếng Nga.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh, trong đó có xã Tân Kiều (Đồng Tháp). Hiện tại toàn xã có gần 100 hộ nuôi ếch, tập trung nhiều ở ấp 4. Đây được xem là nghề thoát nghèo của nhiều gia đình.

Thực hành quy trình “Ứng dụng men vi sinh trong sản xuất phân hữu cơ sinh học từ nguồn vỏ cà phê” của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp Lâm Đồng, nông dân Lâm Đồng đã và đang tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư các nguồn dinh dưỡng để chăm sóc cho cây trồng.

Chưa đầy 2 tháng xuống giống ở Hà Tĩnh, dịch bệnh đốm trắng đã xuất hiện tại các vùng nuôi tôm Kỳ Anh, Lộc Hà, gây thiệt hại cho người nuôi. Mặc dù ngành chuyên môn tích cực triển khai dập dịch nhưng nguy cơ dịch bùng phát khó tránh khỏi.

Thực hiện Đề án chuỗi giá trị sản xuất tôm càng xanh tỉnh An Giang giai đoạn 2013-2015 (do Sở Công thương chủ trì), Trung tâm Giống thủy sản tỉnh đã khảo sát và thống kê các hộ đăng ký tham gia chuỗi giá trị, với tổng diện tích 41,7 héc-ta, năng lực cung cấp 50,04 tấn/năm.

Vài năm gần đây anh Huỳnh Văn Hạnh ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông (Cai Lậy - Tiền Giang) đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.