Thực Hiện Nghị Định 67/2014 Những Ngư Dân Đón Đầu Cơ Hội
Chúng tôi trở lại cơ sở đóng tàu Lộc Minh tại phường Hưng Long (Phan Thiết) vào những ngày đầu tháng 9/2014 tìm hiểu việc vay vốn đóng tàu của ngư dân theo Nghị định 67/2014 có gì trở ngại? Tiếng đục, đẽo lách cách, tiếng cưa máy xè xè đều đặn, tiếng cười nói râm ran…, khiến cho cơ sở đóng tàu Lộc Minh trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết.
Ông Trần Văn Minh, chủ cơ sở đóng tàu Lộc Minh cho hay: “Đầu tháng 9/2014 đã có 2 chủ tàu ký hợp đồng đóng tàu vỏ gỗ đón đầu gói tín dụng hỗ trợ của Chính phủ”. Ông Minh còn cho biết thêm, chúng tôi vừa làm lễ đặt ký, khởi đóng chiếc tàu vỏ gỗ thứ nhất, công suất 750 CV cho ngư dân Phú Quý.
Dăm bữa nữa sẽ khởi đóng chiếc thứ 2, công suất 650 CV cũng cho ngư dân Phú Quý. Vừa nói, ông Minh vừa dẫn chúng tôi ra tận chiếc tàu 750 CV đang thi công. Ông Minh bảo, đây là chiếc tàu võ gỗ lớn nhất từ trước đến nay mà cơ sở Lộc Minh đóng.
Anh Nguyễn Tài, 43 tuổi, người đang đóng con tàu công suất 750 CV, ngụ tại xã Long Hải (Phú Quý), cho hay: “Trước khi Nghị định 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản có hiệu lực, chúng tôi đã tìm hiểu kỹ nghị định, những ưu đãi đối với người đóng tàu khai thác, tàu dịch vụ… cũng như bàn nhau lập dự án đóng tàu vỏ gỗ 750 CV. Chiếc tàu này khi đóng xong có mức đầu tư 4 tỷ đồng, chưa tính ngư lưới cụ.
Theo quy định của Nghị định 67/2014 thì chúng tôi được vay tối đa 70% giá trị đóng con tàu, lãi suất 7%/ năm, song người đóng tàu chỉ trả lãi 3%, số còn lại ngân sách nhà nước cấp bù”. Anh Tài cho biết thêm, các anh đang sở hữu 1 chiếc tàu vỏ gỗ 400 CV, khai thác hiệu quả ở ngư trường Trường Sa 6 - 7 năm nay, cộng với nhiều năm kinh nghiệm khai thác xa bờ nên muốn đóng thêm chiếc tàu nữa có công suất lớn hơn.
Hiện nay các anh đang làm thủ tục vay 2,8 tỷ đồng (70% tổng đầu tư đóng tàu) với kỳ hạn 10 năm để đóng tàu 750CV. Dù đến thời điểm này chưa hoàn thành thủ tục, nhưng các anh bàn nhau góp 30% vốn còn lại để đóng sớm, kịp đi biển trước Tết Nguyên đán 2015 tới đây.
Đến thời điểm này toàn tỉnh có gần 200 hồ sơ đăng ký đóng tàu theo Nghị định 67, vượt chỉ tiêu của Bộ Nông nghiệp–Phát triển nông thôn giao cho Bình Thuận (152 tàu).
Tuy nhiên, để giúp ngư dân đóng tàu công suất lớn và làm ăn hiệu quả, Nhà nước cần đầu tư đồng bộ hạ tầng nghề cá, như: Khu neo tránh bão, luồng lạch ra vào cảng cá, dịch vụ hậu cần, cơ sở đóng sửa chữa tàu thuyền, cũng như tạo mọi sự thuận lợi để ngư dân tiếp cận nhanh nguồn vốn vay, các gói hỗ trợ nếu có.
Có như vậy, ngư dân mới mạnh dạn vay vốn đóng tàu khai thác, dịch vụ công suất lớn để phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Có thể bạn quan tâm
Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác khuyến ngư với chuyên đề “Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tốt - VietGAP”. Tham gia lớp tập huấn có 60 học viên (HV) là cán bộ trạm khuyến nông, khuyến nông viên-khuyến ngư viên cơ sở trong tỉnh.
Những năm gần đây, con tôm thẻ chân trắng đã đem lại cho nhiều hộ dân của tỉnh giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên, cùng với những cái được ấy là nguy cơ người dân đua nhau nuôi tôm thẻ chân trắng làm phá vỡ quy hoạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái.
Vùng nuôi tôm hùm Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) những ngày này thật u ám, bởi tôm hùm đang chết liên tục. Trên cầu cảng Đầm Môn, người dân hỏi han nhau về bệnh của tôm, ai nấy đều lắc đầu ngán ngẩm trước nguy cơ một vụ tôm thua lỗ .
Ngày 24/10, huyện Quảng Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết dự án “Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang”.
Việc thu hoạch rẹm chỉ trong thời gian từ 7 đến 10 ngày, không chỉ giúp nông dân vùng chuyển đổi sản xuất bảo vệ được vuông tôm, ruộng lúa, mà từ nguồn lợi được thiên nhiên ưu đãi, việc giăng bắt rẹm sẽ giúp cho người dân có thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống.