Đặc Sản Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng Chào Hàng Thị Trường Hà Nội
Hội nghị “Kết nối nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giữa thành phố Hà Nội và 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng” vừa được ngành Công Thương phối hợp tổ chức tại Phan Thiết vào ngày 18/9/2014.
Đây là cơ hội hiếm có để các địa phương tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng cũng như xúc tiến quảng bá, tiếp cận thị trường Hà Nội đối với sản phẩm lợi thế của từng vùng miền. Tại hội nghị, nhiều đặc sản của 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng đã tranh thủ “chào hàng” đến các đơn vị chức năng, doanh nghiệp tại Hà Nội.
Nhân dịp này, Bình Thuận tập trung giới thiệu một số sản phẩm lợi thế nhất của địa phương là quả thanh long, nước mắm Phan Thiết, Tảo Spirulina, mủ trôm… Trong khi đó, tỉnh bạn Lâm Đồng đem đến những sản phẩm có thế mạnh cạnh tranh như mứt sấy, rượu vang Đà Lạt, hoa quả các loại, nguyên liệu và sản phẩm may mặc từ chất liệu tơ tằm.
Đối với tỉnh Ninh Thuận thì chủ yếu quảng bá những đặc sản được “kết tinh” từ vùng nắng gió nhất cả nước là muối ăn, nho tươi và các sản phẩm từ nho, táo… Theo đề nghị từ Sở Công Thương của thủ đô, sau hội nghị này cả 3 địa phương cần chủ động phối hợp để sớm đi vào khai thác và tiêu thụ các đặc sản Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng tại thị trường Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học đã được nhiều hộ nông dân ở khu vực lòng chảo huyện Điện Biên quan tâm đầu tư, mở rộng và từng bước nhân rộng ra nhiều nơi.
Ông Lý Hồng Hởi (Bảy Hởi) ở ấp Lợi Hoà (xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) được nhiều người biết đến với nghề nuôi rắn và nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm khác như: dúi, nhím, cua đinh… tuy nhiên, hiện nay, bầy rắn sinh sản của ông Bảy Hởi mới là những cái “máy in tiền” cho ông khi ông cho sản xuất và kinh doanh con giống rắn.
Chúng tôi tìm về trại heo của ông Cao Minh Khải, ấp Hội Thành, xã Tân Hội, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) để được xem tận mắt những con heo “không phải tắm” đầu tiên ở xứ dừa.
Cây cà phê ở Mường Ảng được xác định là cây mũi nhọn, cây xóa đói giảm nghèo cho người dân. Có tiềm năng, có lợi thế, song do nhiều nguyên nhân khác nhau, người trồng cà phê Mường Ảng vẫn đau đáu một nỗi niềm đó là có thị trường ổn định tiêu thụ cho sản phẩm.
Với chi phí đầu tư trên 300 triệu đồng/ha, chỉ trong hơn 2 năm, người dân ở hai huyện Châu Thành (Long An), Chợ Gạo (Tiền Giang) đã bỏ ra trên 810 tỷ đồng để trồng mới hơn 2.700ha thanh long, dù họ không biết chắc là trồng thanh long có lời hơn trồng lúa hay các loại hoa màu khác hay không.