Mô Hình V.A.C Thu Nhập Hơn 500 Triệu Đồng/năm
Anh Nguyễn Tường An, ấp Xuân Cầu, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An có 2 ha đất áp dụng mô hình V.A.C mỗi năm thu nhập hơn 500 triệu đồng.
Mặc dù là người đi sau phong trào chuyển đổi cây trồng ở huyện Châu Thành, nhưng mô hình của anh An lại mang hiệu quả kinh tế cao, bởi anh chịu khó nghiên cứu học hỏi ở nhiều mô hình sản xuất trong, ngoài tỉnh, đọc sách báo, tài liệu, dự các lớp tập huấn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của huyện, tỉnh tổ chức để đúc kết kinh nghiệm áp dụng.
Năm 2000 anh chuyển 2 ha đất trồng lúa sang đào mương, xẻ luống trồng thanh long, áp dụng kỹ thuật trồng thưa với khoảng cách 5 mét/gốc để lấy ánh sáng rọi vào gốc, sau khi thu hoạch anh chịu cực đào rãnh nhỏ cách gốc từ 0,6-0,7 mét chung quanh gốc rồi bỏ phân hoá học kết hợp phân hữu cơ bón xuống lấy đất bùn lắp lên phủ gốc, năng suất đạt từ 20-25 tấn trái/ha. Anh tận dụng đất trống giữa các cây thanh long để xen vào trồng rau như đậu bắp, rau muống, rau lang, cải bắp để diệt cỏ dại, làm xốp mặt đất để có nguồn thu thường xuyên.
Đến năm 2005 anh thuê lao động nạo vét mương lấy đất sâu 1,5 mét để bồi lên liếp, cho đất vào gốc thanh long để trữ nước bơm tưới thanh long và sử dụng mương để thả từ 100-150 ký các giống các loại như cá điêu hồng, cá phí, cá chép, cá hường để tận dụng rau vạt cho cá ăn. Năm 2007 anh tiếp tục mở rộng mô hình, lúc đầu chỉ nuôi từ 50-100 con lợn thịt, rồi phát triển lên 250-300 để lấy phân cho cá ăn mà không phải tốn thức ăn cho cá.
Nhờ mô hình kép kín, từ năm 2007 đến nay, mỗi năm anh An xuất chuồng từ 500-600 con lợn thịt, 4-5 tấn cá thịt, gần 50 tấn thanh long, hàng chục tấn rau xanh, trừ chi phí, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm. Đầu năm 2010 anh còn vận động bà con thành lập hợp tác xã trồng và thu mua thanh long của thị trấn Tầm Vu với gần 50 ha. Với cương vị chủ nhiệm hợp tác xã, anh đã huy động bà con trồng thanh long để tạo ra sản lượng ổn định xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Với ưu thế “Cận lộ, cận giang”, nhất là tận dụng dòng sông Lô chảy qua với nhiều loài cá quý hiếm tự nhiên, người dân Thái Hòa (Hàm Yên - Tuyên Quang) đã đánh bắt và chuyển sang nuôi thử nghiệm những giống cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Giờ thì riêng khoản nuôi cá chiên lồng trên sông Lô đã trở thành “nghề hốt bạc” của nhiều hộ nông dân nơi đây.
Hiện nay, có 5 doanh nghiệp được tỉnh Bạc Liêu cho thuê đất nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 397 ha. Các doanh nghiệp này thuê đất chủ yếu để xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của mình.
Mặc dù là người làng cá bột nổi tiếng nhưng ông Nguyễn Thế Tự (xóm Táo, Mão Điền, Thuận Thành - Bắc Ninh) lại có đam mê nuôi gà Hồ, giống gà đang được chăm lo bảo tồn. Nhiều năm nay, ông Tự đã trở thành nhà cung cấp gà giống có uy tín trong vùng.
Do chí phí đầu tư thấp, dễ trồng và hiệu quả kinh tế cao nên cây rong sụn đang là đối tượng nuôi trồng được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) lựa chọn, góp phần giúp đời sống của người dân ngày càng khấm khá hơn.
Trước tình trạng nghêu chết hàng loạt tại một số địa phương ĐBSCL như Tiền Giang, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Viện Hải dương học Nha Trang và Cục Thú y đã phối hợp với các địa phương điều tra, nguyên nhân được xác định là do nắng nóng, môi trường khắc nghiệt cộng với việc người dân ham lợi nhuận thả nuôi mật độ cao.