Xuất 1,2 Triệu Trứng Cút Đóng Lon Sang Nhật Bản
Ngày 26-12, ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi cút Nguyễn Hồ, xã Long An, huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết, trang trại của ông vừa phối hợp với Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang xuất sang Nhật Bản 1,2 triệu trứng cút đóng lon, với giá cao hơn thị trường Việt Nam khoảng 30%.
Theo ông Hồ, việc xuất trứng cút sang thị trường Nhật Bản là một bước đột phá lớn. Bởi thị trường này rất khó tính và đòi hỏi cao. Trước khi xuất, phía Nhật Bản cử người phụ trách chuyên môn đến kiểm tra một thời gian dài ở trang trại của ông.
Thức ăn cho cút phải do phía Nhật Bản quy định, chăn nuôi phải có nhật ký theo dõi và trước khi xuất phải được kiểm tra kháng sinh nghiêm ngặt. “Chúng tôi đã theo đuổi thị trường này trên 2 năm và cũng nhiều lần thất bại. Tuy giá trứng cút xuất sang Nhật không cao và đòi hỏi nhiều, nhưng lại có thị trường ổn định. Khó khăn lớn nhất là chúng ta chưa có giống cút thuần” - ông Hồ cho biết.
Hiện nay, thị trường Nhật Bản đang cần trang trại Nguyễn Hồ cung cấp khoảng 12 triệu trứng/tháng, nhưng ông Nguyễn Hồ chỉ có thể cung cấp 3 triệu trứng/tháng.
Có thể bạn quan tâm
Do đặc thù khí hậu nên phần lớn các chủng loại hoa kiểng thế mạnh ở Sa Đéc đều là loại hoa nhiệt đới. Vì vậy, nhu cầu của thị trường về các loài hoa ôn đới là rất cao. Hiện nay, phần lớn các sản phẩm hoa ôn đới Sa Đéc được tiêu thụ tại TP.Sa Đéc đều được nhập từ Đà Lạt và Hà Nội, vì vậy giá thành của các loại hoa ôn đới khá cao so với các giống hoa nhiệt đới có tại địa phương.
Ngày 12/2, Trung tâm Ứng dụng công nghệ cao tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa vụ đông xuân 2014-2015. Hội thảo nhằm mục tiêu đánh giá, tuyển chọn và giới thiệu các giống lúa mới triển vọng đã qua khảo nghiệm có năng suất cao, thích nghi với điều kiện canh tác, giúp nông dân lựa chọn những giống lúa phù hợp trong sản xuất.
Cụ thể hóa mục tiêu này, cơ quan có thẩm quyền của tỉnh đã đầu tư hạ tầng cơ sở nhân giống, tạo giống thủy sản, trong đó có Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai. Được đưa vào hoạt động giữa năm 2012 nhưng do yếu tố khách quan nên đến đầu năm 2013, Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai mới bắt đầu triển khai phần việc ương cá giống.
Sau hơn 2 năm mới có dịp quay lại thôn Nà Nôm, xã Đường Âm, huyện Bắc Mê, một địa danh được nhiều người trong và ngoài huyện biết đến, nhờ việc những người dân nơi đây tiên phong đưa cây hồi - một loại cây lưỡng dụng vừa là cây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, vừa là cây dược liệu giúp người dân có thu nhập ổn định hàng năm từ hai loại sản phẩm Hoa thực tế là quả hồi và Tinh dầu vào trồng thành công tại vùng đất này.
Với mong muốn giành được mùa vàng bội thu, khi không khí xuân đang tràn ngập trên khắp đường làng, ngõ xóm và trong mỗi gia đình thì trên khắp các cánh đồng những ngày cuối năm Giáp Ngọ, nhiều bà con nông dân trong tỉnh vẫn nô nức “trảy hội” xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch nốt diện tích cây vụ đông, nơi thì tích cực san phẳng ruộng, chăm sóc mạ, nơi lại đang khẩn trương gieo cấy lúa xuân. Không khí lao động thật nhộn nhịp.