Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Gà Hướng Thịt Quy Mô Gia Trại

Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên đã xây dựng Dự án “Nhân rộng mô hình chăn nuôi gà hướng thịt quy mô gia trại tại huyện Phổ Yên”. Dự án trên được thực hiện trong 12 tháng (từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2014), với tổng kính phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh trên 191 triệu đồng.
Mô hình được triển khai với quy mô 5.000 con giống gà Mía lai tạo ra từ tổ hợp lai giữa gà trống Mía và gà mái Lương Phượng, có sức đề kháng tốt, chất lượng thịt thơm ngon, màu sắc phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, dễ nuôi và có chất lượng cao hơn so với các giống gà khác. Mỗi hộ chăn nuôi tham gia mô hình được hỗ trợ được hỗ trợ 60% tiền mua gà giống (mỗi hộ 500 con giống); 20% đến 40% thức ăn, vắcxin phòng chống dịch bệnh, kháng sinh, thuốc sát trùng trong chu kỳ nuôi.
Sau 3 tháng nuôi, qua quá trình theo dõi, kiểm tra thực tế tại các mô hình chăn nuôi gà cho thấy: Các hộ chăn nuôi thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật được hướng dẫn, tỷ lệ gà sống đạt 95%, khối lượng trung bình đạt 2kg/con. Hạch toán sơ bộ sau 3 tháng nuôi, thu nhập của Dự án sau khi trừ các khoản chi phí cho thu lãi xấp xỉ 210 triệu đồng.
Thành công của Dự án sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đồng thời ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Vào năm 2012, nhiều chủ vựa cua trên địa bàn các huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Cái Nước... lao đao vì bị quỵt nợ hàng chục tỷ đồng do mua bán cua với thương lái Trung Quốc kinh doanh không phép.

Trong khi dịch bệnh trên tôm tại nhiều địa phương đã được kiểm soát thì tại thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) lại phải công bố dịch. Điều đáng nói là sau khi công bố dịch nông dân bất cập trong khâu quản lý lẫn ý thức của người nuôi.

“Mới đầu mùa mà trời nắng nóng gay gắt, con người mà cũng không trụ nổi, huống chi là tôm. Thời tiết này mà kéo dài thì diện tích tôm nuôi bị bệnh chết còn diễn biến phức tạp”- anh Hà Dũng, người nuôi tôm ở xã Phú Xuân (Phú Vang - Thừa Thiên - Huế) bày tỏ.

Nhằm phát triển cây vải thiều bền vững, các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang không chỉ chủ động hỗ trợ người dân về mặt sản xuất, mà còn đẩy mạnh chế biến, tăng cường xúc tiến thương mại nhằm tìm đầu ra ổn định cho quả vải.

Tam Dương là một trong 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc được chọn tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trên đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2011-2013 theo Quyết định 315/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau 3 năm triển khai, BHNN đã giúp nông dân trong huyện yên tâm đầu tư vào sản xuất, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.