Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học
Các mô hình do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN Hải Phòng chủ trì thực hiện trong tháng 10, 11/2015.
Có trên 200 hộ dân ở 7 xã tham gia mô hình, xử lý 350 tấn rơm rạ, thu về 140 tấn mùn hữu cơ bón cho cây trồng.
Sản phẩm Compost maker do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN Hải Phòng SX sau khi tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Viện Môi trường nông nghiệp (Viện Khoa học nông nghiệp VN) năm 2014.
Chế phẩm này xử lý được phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, phân chuồng… thành phân hữu cơ sinh học giàu dinh dưỡng, đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
Chỉ sau 1 tháng là đống ủ phân hủy hoàn toàn thành phân hữu cơ. Dùng bón cho cây trồng giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tăng năng suất, chất lượng.
Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, theo ThS. Bùi Cảnh Đức, Phó trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT Hải Phòng), việc ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ còn góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, xả rác thải nông nghiệp, đốt rơm rạ bừa bãi. Sử dụng phân hữu cơ sinh học nhằm hạn chế phân hóa học…
Có thể bạn quan tâm
ông Lê Minh Tâm, 47 tuổi đã tự tìm hướng phát triển kinh tế cho riêng mình bằng việc trồng dâu bòn bon và gia bảo kết hợp với du lịch sinh thái.
Trồng chung ổi lê Đài Loan với mãng cầu xiêm trên cùng diện tích, cụ thể lấy ổi nuôi mãng cầu xiêm, chàng thanh niên 32 tuổi đã thu về hiệu quả kinh tế cao
Hộ nông dân chuyên trồng chuối. Do chủ động liên kết được với thương lái mua gom chuối ở tỉnh Thái Nguyên, anh Thi luôn có lợi nhuận cao.
Sau khi có chủ trương của nhà nước cho phép chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh.
Một trong những mô hình nông nghiệp công nghệ cao đang “hot” tại miền Bắc là trồng tía tô xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.