Mượn trại gà để làm nông dân giỏi

Không ít gia đình trở thành triệu phú, được đi báo cáo điển hình tiên tiến về làm kinh tế giỏi ở xã, ở huyện, rồi tỉnh. Nổi tiếng bằng những thành tích đáng tự hào như vậy, nhưng không ít bà con ở trong bản vẫn xì xào không vui. Họ ghen ăn tức ở ư? Không phải!
Cái hôm cả bản biết tin anh Quý (cháu ruột một cán bộ to cấp huyện) được đại diện đi dự hội nghị những thanh niên làm kinh tế giỏi, ai cũng ngạc nhiên, bất bình. Làm ăn như anh ta mà là tấm gương thì cả bản T.P này có hàng chục điển hình còn hơn thế. Chuyện tưởng chỉ có thế, ai ngờ một buổi sáng tinh mơ, Quý sang gọi cổng nhà hàng xóm.
Anh ta sang nhờ nhà này cho mượn trại gà để phóng viên về quay phim, chụp ảnh. Mới đầu, ai cũng tưởng Quý nói đùa, nhưng anh ta khẩn khoản: “Thú thực là hôm vừa rồi em được xã cử lên huyện báo cáo tình hình làm kinh tế giỏi. Bản báo cáo được các anh trên xã chuẩn bị sẵn nên em chỉ việc đọc, cả hội nghị đều tròn mắt thán phục trước những kết quả nêu ra.
Em được nhận thưởng, được chụp ảnh để đăng báo và điều không ngờ là được cả các anh truyền hình hẹn là hôm nay sẽ về làm phim tư liệu về mô hình làm kinh tế của nhà em. Khốn nỗi, gà nhà em chỉ có vài chục con lớn nhỏ, chuồng trại thì tuềnh toàng, bò cũng chỉ có 2 con trong khi lợn thì không có lấy một mống, nếu chuyện này mà vỡ lở ra thì mang tiếng cả bản, cả xã...”.
Nghe Quý trình bày ai cũng bất ngờ, còn vợ chồng nhà hàng xóm thì nghĩ vừa thương vừa giận. Suy tính chán, cuối cùng người hàng xóm cũng đồng ý cho Quý và mấy ông cán bộ thích làm gì thì làm.
Một thời gian sau đó, một số bà con trong bản đồn rằng đã nhìn thấy bài viết cùng hình ảnh về mô hình làm kinh tế giỏi của vợ chồng anh Quý được đăng ở trên báo, đẹp và trang trọng lắm. Một số khác thì “khoe” rằng, đã được xem cả chương trình truyền hình về tấm gương vợ chồng anh Quý. Riêng với bà con trong bản thì ai cũng ngao ngán lắc đầu bởi cái thói sính thành tích của mấy ông cán bộ địa phương và vợ chồng anh chàng Quý hợm hĩnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo giới thiệu của ông Trần Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lâm Sơn (Ninh Sơn), chúng tôi có dịp gặp chị Hà Thị Lệ Chi, một hộ kinh doanh nông sản tại địa phương luôn chịu khó làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.

Anh Đổng Quang Khải ở xã Phước Ninh (huyện Thuận Nam) đầu tư chuyển dịch hiệu quả cây trồng trên cánh đồng thôn Tân Bổn. Anh tất bật bơm nước tưới cây thuốc lá nâu Madole xanh tốt đang vào mùa thu hoạch. Anh Khải cần mẫn gắn bó với đồng đất quê nhà đem lại thu nhập bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm góp phần xây dựng nông thôn mới.

Sau hơn 2 ngày ra khơi, sáng 2-3, thuyền ông Nguyễn Hai, thôn Lạc nghiệp 2 (xã Cà Ná, huyện Thuận Nam) cập cảng với sản lượng đánh bắt trên 8 tấn cá cơm, thu được hơn 80 triệu đồng; trừ chi phí ông còn lãi 70 triệu đồng.

Gần đây, tình trạng ngư dân sử dụng lưới lồng Trung Quốc (hay còn gọi là lồng xếp, lồng bẫy, lờ dây, lờ bát quái) để tận diệt thủy sản và nạn bơm hút cát để khai thác phễnh bằng máy bơm công suất lớn trên đầm Thị Nại diễn ra rầm rộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản (NLTS) và môi trường sinh thái.

Không ít nông dân ở vùng nguyên liệu mía thuộc huyện Long Phú, Cù Lao Dung chán nản, không còn mặn mà trồng mía nữa, nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm, họ thuê máy cuốc đào phá bỏ ruộng mía, làm ao nuôi tôm.