Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xử lý rác thải bằng chế phẩm sinh học

Xử lý rác thải bằng chế phẩm sinh học
Ngày đăng: 18/09/2015

Đó là kết quả mô hình xử lý rác thải tại xã Nhơn Lộc, TX An Nhơn do Liên hiệp các Hội KHKH tỉnh Bình Định thực hiện.

Đầu tiên là 29/30 hộ dân làng Bàu Đá, thôn Cù Lâm được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn sử dụng chế phẩm AT-YTB. Chế phẩm này được pha loãng với nước, phun đều khắp các chuồng nuôi heo, bò, gà, nơi tập kết phân vật nuôi và vùng xung quanh, cứ 2 ngày một lần.

Đối với nơi tập kết phân thì phun đều chế phẩm, ủ thành đống và tủ bạt lại để tránh mùi hôi, phân nhanh hoai mục.

Sau thời gian thực hiện những người thực hiện mô hình đã lấy mẫu gửi cơ quan chức năng phân tích. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu về môi trường (NH3, H2S, NH4) sau khi phun chế phẩm AT-YTB đã giảm hơn trước khi phun từ 5,7 - 6,5 lần. Từ đó mùi hôi, ruồi nhặng cũng giảm.

Theo điều tra của những người thực hiện mô hình, ở 200 hộ thuộc 6 thôn của xã Nhơn Lộc gồm An Thành, Đông Lâm, Trường Cửu, Tân Lập, Cù Lâm, Tráng Long, bà con chủ yếu làm nông, chăn nuôi bò, heo, có vùng nấu rượu, có chợ…

Lượng phân gia súc gia cầm,lượng rác sinh hoạt, rác từ chợ thải ra một lượng lớn, chưa được xử lý, gây mùi hôi thối trong khu dân cư.

Phân bò có nơi ủ, có nơi phơi khô, phân heo, nước rửa chuồng heo xử lý bằng hầm biogas, song có nơi để chảy tràn lan ra môi trường bên ngoài, chuồng heo bò ở sát vách người nuôi... gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Riêng xóm nấu rượu Bàu Đá thuộc thôn Cù Lâm có tổng cộng 30 hộ, vì đất vườn nhà quá hẹp nên chuồng trại chăn nuôi thường ở sát nơi người ở, chất thải chăn nuôi gây mùi hôi thối.

Người nấu rượu thường lấy hèm rượu làm thức ăn cho heo, bò, trộn với thức ăn tổng hợp, cám gạo, cám mì… nên chất thải từ chăn nuôi gây ô nhiễm, là tất nhiên.

Có gia đình phân thải ra trong chăn nuôi bò không ủ mà đem phơi ra vườn, ra sân nhà rất phản cảm, nhất là nơi làng nghề truyền thống nấu rượu, thường có khách du lịch đến tham quan.

Ngoài ra còn có rác thải sinh hoạt, nhất là các chợ nông thôn của xã Nhơn Lộc, lâu nay chỉ gom lại rồi hợp đồng xe chở rác đến lấy. Có khi để lâu mùi hôi thối ô nhiễm cả một vùng dân cư.

Sau khi được hướng dẫn dùng chế phẩm AT-YTB xử lý ô nhiễm môi trường, nhiều người dân thôn Cù Lâm khá tâm đắc và cho rằng rất hiệu quả, mùi hôi được khống chế, làm cho cuộc sống hàng ngày dễ chịu hơn.

Ông Nguyễn Năm, xóm Bàu Đá cho biết, ông nuôi 4 - 5 con bò, hàng ngày thải ra một lượng phân không nhỏ, thay vì phơi ra sân vườn như trước, ông gom lại và phun chế phẩm AT-YTB, phân nhanh hoai mục, không bốc mùi.

Hay khi rửa chuồng bò xong ông cũng phun chế phẩm này, cứ 2 ngày một lần, mùi hôi giảm nhiều, không gây khó chịu như trước.

Bà Nguyễn Thị Năm ở cùng xóm thì làm nghề nấu rượu, lúc nào trong chuồng cũng nuôi vài chục con heo, chuồng sát vách, thông cửa với nơi người ở, sau khi phun AT-YTB không còn mùi hôi thối khó chịu như trước.

Bà cho biết sẽ tiếp tục duy trì phun chế phẩm này khi dự án kết thúc, nhưng với điều kiện là chế phẩm có giá phải chăng vừa túi tiền thu nhập thấp của người dân nông thôn.

Chế phẩm AT-YTB có nguồn gốc từ Trường ĐH Y Thái Bình. Đề tài do bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT Bình Định làm chủ nhiệm, tiếp thu công nghệ và mua chế phẩm về xây dựng mô hình tại xã Nhơn Lộc để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Đây là mô hình xử lý chất thải chăn nuôi và rác thải nông thôn, các địa phương có thể tham khảo, áp dụng. Tuy nhiên giá bán chế phẩm cần hợp lý, cần có trợ giúp ban đầu của ngành bảo vệ môi trường, của chính quyền địa phương tạo điều kiện cho người nông dân áp dụng, để có được môi trường trong lành cho cộng đồng dân cư.

Sau khi điều chỉnh, đề tài thực hiện mô hình xử lý chất thải chăn nuôi và chất thải sinh hoạt. Về chăn nuôi, đã xử lý cho gần 30 hộ ở xóm Bàu Đá, còn chất thải sinh hoạt thì xây dựng mô hình xử lý tại chợ Nhơn Lộc.

Khu chợ này cứ 5 ngày nhóm họp 2 phiên. Lượng người mua bán khá đông đúc, với đủ thứ hàng hóa như rau, củ, quả, thịt, cá… thải ra một lượng rác đáng kể, đó là chưa nói lượng rác thải của khu dân cư đông đúc quanh chợ.

Lâu nay chỉ gom lại chờ xe rác của thị xã hoặc Cty Môi trường đô thị TP Quy Nhơn lên thu gom vận chuyển đến bãi rác. Có khi không lấy kịp mùi hôi thối bốc lên gây ô nhiễm môi trường dân cư xung quanh. Nay dự án dùng chế phẩm AT-YTB phun xịt trước khi chở đi, nên mùi hôi hầu như không còn nữa.

Chị Nguyễn Thị Hồng Ánh, người trực tiếp gom rác chợ này, cũng là người phun AT-YTB xử lý rác, cho rằng phun chế phẩm làm mất mùi hôi, nên duy trì việc làm này.

Theo chuyên gia kỹ thuật thực hiện dự án, nếu tính ra xử lý một mét khối phân chuồng phải cần một lượng chế phẩm AT-YTB trị giá khoảng 30 ngàn đồng; xử lý 3 - 5 tạ rác cũng cần tiêu tốn 18 ngàn đồng (1 chai AT-YTB).

Như vậy phải tốn tiền, dù số tiền không lớn lắm để xử lý chất thải, vậy người nông dân có chấp nhận không? Chị Nguyễn Thị Năm, xóm Bàu Đá cho biết, nếu tính ra gia đình chị phải mất khoảng 90 ngàn đồng mỗi tháng để mua chế phẩm xử lý môi trường. Số tiền này không nhiều nhưng đối với gia đình chị thì cũng phải cân nhắc.


Có thể bạn quan tâm

Giải Pháp Quản Lý Sâu Cuốn Lá, Nhện Gié Giải Pháp Quản Lý Sâu Cuốn Lá, Nhện Gié

Hiện tại thời tiết đang chuyển mùa lạnh, nhiều sương vào buổi sáng, buổi trưa nắng nóng đang tạo điều kiện để bệnh đạo ôn phát triển. Đặc biệt ở những ruộng lúa đang bón phân đợt 2, bệnh đạo ôn có xu hướng gia tăng, do đó bà con cần thăm đồng thường xuyên để ngăn ngừa bệnh lây lan.

27/11/2014
Ồ Ạt “Săn” Địa Sâm Bán Sang Trung Quốc Ồ Ạt “Săn” Địa Sâm Bán Sang Trung Quốc

Những tháng gần đây, hàng trăm “thợ săn” từ các tỉnh phía Nam đổ về tỉnh Thừa Thiên- Huế tìm bắt loài địa sâm (dân địa phương gọi là giun biển) để cung cấp cho thương lái bán sang Trung Quốc. Mỗi kg giun tươi thương lái thu mua tại chỗ giá 50 ngàn đ. Mỗi ngày bình quân một “thợ săn” kiếm được trên chục kg.

24/06/2014
Trồng Ớt Trên Bờ Ruộng Có Lợi Nhuận Cao Trồng Ớt Trên Bờ Ruộng Có Lợi Nhuận Cao

Bà Thức cho biết, vì trồng thử nên bà không quan tâm lắm đến việc phòng trị bệnh cho ớt, nhưng tính toán lại, tổng cộng diện tích bờ ruộng khoảng 2 công, cả vụ ít nhất cũng thu hoạch được 200kg ớt/công, hiện giá bán là 20.000 đồng/kg, bà sẽ thu về hơn 10 triệu đồng. Bà Thức chia sẻ “Hôm vừa rồi trồng mùa thuận thì thấy trái dữ lắm, giá 15 ngàn/kg trở lên thì thấy có ăn”.

27/11/2014
Hiệu Quả Cao Nhưng Cần Nhiều Vốn Hiệu Quả Cao Nhưng Cần Nhiều Vốn

Ngày nay, xu hướng sản xuất theo hướng an toàn đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong vấn đề an toàn thực phẩm. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm bảo đảm một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các khả năng nhiễm bẩn thực phẩm, an toàn cho người tiêu thụ.

24/06/2014
Nguy Cơ Chuột Gây Hại Trên Trà Lúa Đông Xuân 2014 - 2015 Nguy Cơ Chuột Gây Hại Trên Trà Lúa Đông Xuân 2014 - 2015

Việc thâm canh tăng vụ thời gian qua luôn tiềm ẩn nguy cơ sản sinh nhiều loại dịch hại trên đồng ruộng. Theo nhiều nông dân, từ đầu mùa khô đến nay, trên nhiều cánh đồng trong tỉnh Sóc Trăng đã xuất hiện chuột cắn phá với tình hình căng thẳng hơn các năm trước.

27/11/2014