Thị Trấn Vân Canh (Bình Định) Mất Mùa Chuối Tết
Chỉ còn hơn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Mùi, nhưng cảnh mua, bán chuối ở chợ huyện thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) không còn tấp nập, nhộn nhịp, lượng chuối về chợ ít hơn hẳn so với những năm trước.
Lý giải về hiện tượng này, ông Lê Văn Việt, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Vân Canh, cho biết: Năm 2014 thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, sâu đục thân hại chuối, cộng với áp thấp nhiệt đới xảy ra vào trung tuần tháng 11 vừa qua, đã gây thiệt hại gần 50% diện tích chuối tết của người dân địa phương.
Chuối là cây trồng cho thu nhập khá, giúp nông dân thị trấn Vân Canh ổn định cuộc sống, đặc biệt là với bà con dân tộc thiểu số. Những năm trước, thu nhập từ cây chuối không những giúp bà con trang trải cuộc sống mà còn có tích lũy để mua sắm phương tiện sản xuất và các tiện nghi sinh hoạt gia đình. Nhưng năm nay chuối bị mất mùa, người trồng chuối ở thị trấn Vân Canh mất một khoản thu nhập trong dịp Tết.
Bà Đinh Thị Tô - dân tộc Bana, ở làng Đắk Đưm, thị trấn Vân Canh - rầu rĩ cho biết, Tết năm ngoái, với 300 gốc chuối, bà thu được hơn 13 triệu đồng, năm nay chuối bị ngã đổ do sâu đục thân phá hại và chết yểu do nắng hạn kéo dài nên gia đình bà không có chuối bán trong dịp Tết này.
Còn chị Đinh Thị Ngọt, cũng ở làng Đắk Đưm, cho hay, tầm này năm trước, thu nhập từ rẫy chuối của gia đình chị được trên 8 triệu đồng; năm nay, rẫy chuối hơn 200 gốc bị áp thấp nhiệt đới làm ngã đến 70%, số lượng chuối thu hoạch không đáng kể.
Khác với tâm trạng hồ hởi, háo hức mong chờ đến phiên chợ Tết như mọi năm, bây giờ bà con nông dân trồng chuối ở thị trấn Vân Canh buồn rầu vì không có chuối bán, thu nhập giảm. Thời điểm này, thay vì bận rộn chăm sóc những buồng chuối đẹp như mọi năm để đưa ra chợ, người trồng chuối ở thị trấn Vân Canh lại chăm chỉ vun gốc, bón phân cho những rẫy chuối mới trồng lại, hy vọng năm sau mưa thuận gió hòa để có một mùa chuối tết bội thu.
Có thể bạn quan tâm
Sáng sớm tinh mơ, tại cảng cá Tịnh Kỳ, nhiều tàu đánh bắt cá cơm tấp nập vào bến bán cá. Cá vừa được ngư dân bủa lưới trong đêm nên rất tươi ngon. Chuyện thỏa thuận giá cả giữa thương lái với chủ tàu cũng diễn ra suôn sẻ. Chủ tàu Trần Tấn Thành, ngụ thôn An Vĩnh cho biết: “Năm nay cá cơm tương đối nhiều.
Mặc dù không nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh Cà Mau, nhưng thời gian qua diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Thới Bình phát triển nhanh cả về quy mô và diện tích. Huyện Thới Bình đã trình UBND tỉnh đưa nuôi tôm công nghiệp vào quy hoạch để thuận lợi trong quản lý và phát triển.
Vào ngày cuối cùng của năm, 31/12/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 101/NQ-CP thống nhất chưa thực hiện các quy định tại điểm b và điểm c Khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 36/2014/NĐ-CP (NĐ 36) với sản phẩm cá tra philê XK là: phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh và tỷ lệ nước mạ băng trên trọng lượng tổng phải phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, các trường hợp khác tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10% đến hết ngày 31/12/2015.
Giá dầu giảm sâu, giá hải sản giữ ổn định là động lực, niềm vui lớn để ngư dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đưa tàu vươn khơi bám biển. Với những điều kiện thuận lợi trên, ngành nông nghiệp dự báo khai thác thủy sản sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng trong thời gian tới.
Năm 2015, HTX tiếp tục chăm lo lợi ích, nâng cao lợi nhuận cho thành viên và đề ra chỉ tiêu kết nạp thêm 10 hộ thành viên mới, huy động thêm vốn điều lệ từ 900 triệu lên 1 tỉ đồng, mua bảo hiểm cho 90% người tham gia HTX, sản xuất cá thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 2.000 tấn, có 100% thành viên được học tập kỹ thuật nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP, phấn đấu lợi nhuận chung của HTX lên 4 tỉ đồng…