Phú Yên Chuyển Giao 5 Giống Sắn Mới Cho Nông Dân Sản Xuất

Ngày 22/1, tại xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), Sở NN-PTNT tổ chức hội thảo đầu bờ giới thiệu cho nông dân 5 giống sắn mới, gồm: giống KM419, KM440, KM444, KM397 và KM414.
Các giống sắn này có thời gian sinh trưởng từ 7 đến 10 tháng, năng suất củ tươi từ 35 đến 55 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,8 đến 30,7% (so với giống sắn KM94 hàm lượng tinh bột chỉ đạt 25 đến 28,4%). Trong đó, giống sắn KM419 (còn gọi là giống sắn siêu bột Nông Lâm) vượt trội vì có chiều cao vừa phải, thân thẳng, tán gọn, củ đồng đều, thịt củ màu trắng rất thích hợp chế biến, được trồng phát triển rộng tại tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên.
Đây là đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn ngắn ngày và kỹ thuật thâm canh trồng rải vụ nhằm phục vụ cho phát triển cây sắn bền vững ở tỉnh Phú Yên”, do Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế thực hiện. Trong thời gian tới, Sở NN-PTNT sẽ nhân rộng đưa các giống mới trên vào sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Lần nuôi lươn đầu tiên thất bại, nhưng anh Phạm Văn Thuận (ấp Phú Hòa 1, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) không bỏ cuộc mà rút kinh nghiệm và quyết tâm gầy dựng lại.

Những ngày này, tại cảng cá lạch Quèn xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu, Nghệ An), hàng trăm phương tiện khai thác thủy, hải sản công suất lớn của ngư dân các xã Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa đã cập cảng trong niềm vui được mùa cá đốm.

Thời gian gần đây, thời tiết diễn biến bất lợi, dịch bệnh tràn lan đã gây thiệt hại lớn đối với người nuôi tôm trong tỉnh Khánh Hòa. Một trong những nguyên nhân chính là do chất lượng nước, môi trường ao nuôi chưa được quản lý tốt.
Nhận thấy giải pháp tối ưu để phát triển bền vững sản xuất cá tra nhằm đảm bảo lợi ích cho cả người nuôi và nhà chế biến là xây dựng mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp (DN) và các thành phần cung ứng dịch vụ trong chuỗi sản xuất.

Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) vừa tổ chức nghiệm thu mô hình nuôi cá thâm canh trên diện tích hơn 20 ha tại các xã Đông Lỗ, Hợp Thịnh, Thái Sơn (Hiệp Hòa).