Xử Lý Nước Thải Nuôi Tôm Bằng Rong Biển

Đây là đề tài khoa học do Tiến sĩ Phạm Văn Huyên, Phân viện khoa học vật liệu tại Nha Trang, làm chủ đề tài, được Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh Khánh Hòa đánh giá tốt.
Đề tài đề xuất một số mô hình xử lý nước thải bằng các loại rong biển đối với từng loại ao đìa để đạt hiệu quả nuôi tôm cao nhất như: sử dụng rong câu cước đối với loại ao, đìa có đáy cát hoặc cát pha bùn; rong câu chỉ vàng đối với ao, đìa đáy bùn; rong sụn đối với ao cấp...
Đề tài đã được ứng dụng thực tế tại các ao chứa nước thải tại các khu nuôi tôm sú ở Đồng Bò (Nha Trang), Ba Ngòi (Cam Ranh), kết quả cho thấy, khi những nơi này được xử lý bằng cách trồng các loại rong biển thì hàm lượng những yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong nước thải nuôi tôm đều giảm từ 60-80%.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh phân trắng thường xảy ra ở tôm 40-50 ngày tuổi trở lên, mức độ xảy ra nhiều nhất là 70-80 ngày tuổi. Phân trắng xuất hiện nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ nuôi, mức độ của bệnh và số lượng tôm nhiễm bệnh. Mặc dù bệnh không gây tôm chết đồng loạt nhưng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm sú (Penaeus monodon) có khả năng sống trong các môi trường độ mặn, từ 2 phần ngàn (ppt) đến 45 phần ngàn (2-45 ppt). Tuy nhiên, khi nuôi tôm ở độ mặn quá cao hoặc quá thấp thường có nhiều vấn đề hơn là khi nuôi tôm trong khoảng độ mặn tối ưu cho đặc điểm sinh học của tôm sú (tối ưu là từ 15 đến 25 ppt). Nuôi tôm ở độ mặn cao hơn 30 ppt sẽ dễ làm bùng phát dịch bệnh, đặc biệt các bệnh virus đốm trắng, đầu vàng và vi khuẩn phát sáng. Vì vậy, người nuôi tôm có xu hướng nuôi tôm ở môi trường nước lợ hoặc ngọt nhưng khi nuôi tôm ở nước ngọt các vấn đề thường gặp phải là:

Vi khuẩn là tác nhân thường xuyên có mặt trong ao nuôi, cũng có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm khác nhau cho các giai đoạn phát triển của tôm. Một số bệnh do vi khuẩn gây ra ở tôm nuôi như: bệnh đứt râu, bệnh cụt đuôi, hoại chi; bệnh đốm đen, đốm nâu, bệnh phát sáng, bệnh vi khuẩn dạng sợi,...

Từ năm 2000 đến nay, ông Châu Ngọc Tòng, nông dân ấp Trà Teo, xã Hòa Đông (huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng), nuôi tôm sú đều đạt hiệu quả kinh tế cao.

Khoa thủy sản Trường đại học Cần Thơ vừa thử nghiệm thành công trong việc pha nước biển nhân tạo để ươm tôm sú giống. Bằng kỹ thuật này, tôm sú giốngcó tỷ lệ nuôi sống cao hơn nuôi trong nước biển tự nhiên.